Phương pháp xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu hiện nay vì tính chất “ô nhiễm” của chúng đối với môi trường. Được biết nguồn nguyên liệu chính để sản xuất nhiệt điện thường là than, dầu và khí tự nhiên.
Trong quá trình sản xuất khó tránh khỏi việc phát sinh một số nguồn khí ô nhiễm. Vì thế chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khí thải nhà máy nhiệt điện gồm những loại nào và có tác hại ra sao nhé!
Thành phần khí thải trong nhà máy sản xuất nhiệt điện
Khi than bị đốt, nhà máy nhiệt điện chứa nhiều tro bụi, CO2, CO, SO2, SO3 và NOx. Trong đó, nồng độ SO2 đều vượt quá quy chuẩn cho phép.
Các phương tiện giao thông và thiết bị máy móc phát sinh nhiều chất hữu cơ bay hơi, bụi than trong quá trình đốt như cảng than, kho chứa than, quá trình vận chuyển than hoặc quá trình sản xuất.
Đặc biệt tro, bụi trong nhà máy nhiệt điện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. bụi còn có tác hại to lớn đến hệ sinh thái như gây thất thoát mùa màng. Bụi là tác nhân làm giảm độ trong của khí quyển, gây cản trở tầm nhìn, giảm tuổi thọ công trình và làm mất cảnh quan thẩm mỹ.
Phương pháp xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện
Phương pháp hấp thụ
Đây là quá trình truyền khối được chia làm 2 pha, có phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa chất hấp thụ và chất bị hấp thụ trong pha khí và tất cả quá trình này đều xảy ra trong quá trình hấp thụ.
Thông số kỹ thuật nhằm xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ phụ thuộc vào những tiêu chí như sau:
- Chiều cao tháp
- Đường cao thấp
- Dung dịch hấp thụ
- Hiệu suất xử lý
Phương pháp hấp phụ
Đây là quá trình hấp phụ xảy ra giữa 2 pha là pha lỏng và pha khí và xảy ra quá trình truyền khối giữa pha khí và pha rắn. Hấp phụ gồm 2 loại chính là hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. Và hấp phụ vật lý thường được sử dụng rộng rãi bao gồm các tiêu chí như sau:
- Đây là quá trình thuận nghịch nên có thể tái sử dụng than và thu hồi được chất hấp phụ
- Quá trình hấp phụ diễn ra tốt sẽ giải tỏa một lượng nhiệt lớn
- Có khả năng hấp phụ một hoặc nhiều lớp với nhau
Công nghệ xử lý khí thải nhà máy phát điện
Khi khí thải đi vào tháp hấp thụ nhờ quạt hút nhằm làm tăng áp suất dòng khí. Đưa dung dịch NaOH vào tháp bằng cách di chuyển chúng từ trên xuống dưới đồng thời đưa dòng khí đi từ dưới lên trên. Hai nguồn chất khí tiếp xúc với nhau, khi đó dung dịch NaOH sẽ tiến hành chuyển hóa và loại bỏ một phần khí thải ô nhiễm.
Sau đó đưa vật liệu đệm caramic tăng diện tích tiếp xúc giữa pha lỏng với pha khí. Tiến hành hấp thu bằng than hoạt tính, dòng khí này được tách bằng 1 lớp giá thể ngăn không cho hơi nước tiếp xúc với với các lỗ rỗng của than hoạt tính.
Sau quá trình hấp thụ khí thải sẽ tiến hành giai đoạn hấp phụ và vật liệu hấp phụ được sử dụng nhiều là than hoạt tính. Đây là vật liệu dễ tìm, dễ mua, dễ sử dụng, dễ thay thế cùng với giá thành không cao. Khi đó, dung dịch từ tháp hấp thụ được dẫn sang bể lắng cặn và chúng được bơm ngược lại tháp hấp thụ bằng bơm dịch thể. Phần cặn lắng được xử lý ra ngoài và phần dung dịch đã bão hòa được thay thế bằng dung dịch mới.
Xử lý bằng tháp hấp thụ - hấp phụ kết hợp
Tháp hấp thụ có thời gian lưu khí khoảng 2 – 3s với vận tốc chuyển động từ 0,5 – 1,5 m/s. Bên trong tháp được thiết kế một lớp đệm với hệ thống phân phối dung dịch.
- Lớp đệm được làm bằng nhựa có diện tích bề mặt lớn để tạo điều kiện thuận lợi tiếp xúc giữa pha lỏng và pha khí. Vai trò của lớp đệm là giữ lại các hạt bụi có trong dòng khí thông qua sự tác động giữa lớp bụi với lớp đệm.
- Hệ thống phân phối dung dịch: có chức năng phân phối đều dung dịch ra toàn bộ thể tích bể. Ngoài ra, hệ thống còn chú trọng lắp đặt thiết bị tách ẩm để tách hơi nước ra khỏi nguồn khí
Quá trình kết hợp giữa tháp hấp thụ với chất hấp phụ thường là than hoạt tính. Chúng có bề mặt riêng lớn, cấu tạo từ nhiều lỗ rỗng khác nhau, kích thước hạt nhỏ để các phần tử khí ô nhiễm bị hút cũng như giữ lại trên các lỗ rỗng này.
Doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu xử lý khí thải, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí nhé!