Phương thức sản xuất truyền thống đang gây ô nhiễm
Đã kiểm duyệt nội dung
Không khó để chúng ta bắt gặp các nhà máy, xưởng sản xuất, doanh nghiệp thường xuyên bị tố khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Xử lý chất thải sản xuất như xử lý nước thải nhà máy giấy, nhà máy bia,... hay nước thải sinh hoạt rồi lại gây ô nhiễm trở thành vòng lẩn quẩn rất khó xử lý.
Phương thức sản xuất truyền thống đang gây ô nhiễm
Khi kể đến các nguyên nhân khiến môi trường bị ô nhiễm, chúng ta có thể vạch ra hàng trăm lý do, hàng loạt sự cố dù cố ý hay vô tình cũng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Nhưng thực tế, có một lý do cũng quan trọng chẳng kém mà ít người nhắc đến đó là quy trình sản xuất lạc hậu, yếu kém.
Các doanh nghiệp vẫn còn sử dụng dây chuyền sản xuất truyền thống, lâu năm mà chưa sử dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của Khoa học – Công nghệ, các dây chuyền sản xuất dần thay thế các phương thức vận hành thủ công bằng quá trình tự động hóa hoàn toàn. Thông qua đó, nhờ tính tự động của máy móc – thiết bị gần như tuyệt đối đã giúp doanh nhiệp nâng cao năng suất, giảm chi phí thuê nhân công và có thể làm việc trong môi trường độc hại cao.
Đối với công đoạn sản xuất, dây chuyền có phát sinh ô nhiễm bắt buộc phải dừng hoạt động để sửa chữa, cải tạo lại. Căn cứ theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải, phế liệu gồm quản lý chất thải như CTNH, CTR, CTR công nghiệp, sản phẩm thải lỏng, khí thải, nước thải và chất thải đặc thù.
Quy định mới trong nhập khẩu phế liệu sản xuất
Trong đó đặc biệt chú trọng đến môi trường trong nhập khẩu phế liệu. Cũng theo Thông số 41/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết các vấn đề BVMT, nhập khẩu phế liệu trong sản xuất.
Vừa qua, Nghị định 40/2019/NĐ-CP cũng có sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành Luật BVMT cũng điều chỉnh cách thức nhập khẩu phế liệu của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với nhựa phế liệu thì Nghị định cũng quy định chặt chẽ hơn với vấn đề nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, hàng hóa. Từ khi Nghị định này ra đời bắt buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải được Bộ TNMT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong đó, nếu doanh nghiệp muốn chuyển tiếp báo cáo đtm cho các báo cáo trước đây thì Nghị định 40 sẽ gia hạn theo quy định. Từ năm 2020 trở đi, các doanh nghiệp đã lập đtm hay kế hoạch BVMT muốn tiếp tục nhập khẩu phế liệu phải bổ sung thêm hệ thống hoặc cải tạo nâng cấp và trình Bộ TNMT phê duyệt. Do đó, việc này giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc BVMT cũng như thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý mà không vi phạm các quy định của Nhà nước.
Trong Thông tư 41 có quy định các điều kiện về nhập khẩu phế liệu nên các doanh nghiệp bố trí các kho, bến bãi làm kho lưu trữ. Tuy nhiên các bến bãi phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường như phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải và phải đảm bảo các yêu cầu về quản lý chất thải công nghiệp CTNH. Theo đó, Bộ TNMT phải có trách nhiệm đánh giá HTXLNT, khí thải. Trong trường hợp hệ thống nào không đạt chuẩn thì Bộ TNMT phải trả lại hồ sơ, yêu cầu khắc phục và làm lại báo cáo ĐTM.
Trong suốt quá trình thanh tra, kiểm tra phải xác định doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm tại công đoạn sản xuất nào, chất lượng các quy trình sản xuất. Khi phát hiện tình trạng ô nhiễm doanh nghiệp gây ra phải đề xuất biện pháp xử lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động hoặc tước giấy phép hoạt động. Đối với các công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao bắt buộc phải dừng sửa chữa, cải tạo lại.