Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Quá Trình Vận Hành, Rửa Và Bảo Trì Màng MBR


853 Lượt xem - Update nội dung: 07-02-2024 21:04

Đã kiểm duyệt nội dung

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ MBR chúng ta nên lưu ý vấn đề rửa vào bảo trì màng MBR. Việc này cần thực hiện đúng cách để tránh bị hư hỏng màng. Cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về quá trình vận hành, rửa và bảo trì màng MBR qua nội dung bên dưới nhé!

Quá trình vận hành, rửa và bảo trì màng MBR

1. Lưu giữ màng MBR

Không được để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào màng, màng cần được bảo quản ở phòng khô ráo thoáng mát nhiệt độ từ 5oC – 35oC.

Màng bảo quản bằng dung môi Glycerin sau khi sản xuất. Nếu không được bảo quản màng sẽ bị oxy bởi môi trường nên chất lượng màng dễ bị giảm sút.

Khi màng được đưa vào sử dụng thì phải đảm bảo rằng màng luôn đặt ngập trong nước. Màng đã sử dụng thì không được để khô.

2. Lưu lượng hút và áp lực hút

Theo hướng dẫn từ nhà sản xuất với kinh nghiệm thực tế từ các công trình đã vận hành tại Việt Nam thì đối với nước thải sinh hoạt thường thiết kế với công suất 0,6m3/m2/ngày và nước thải công nghiệp thiết kế với công suất 0,5 m3/m2/ngày.

Các bơm hút màng được vận hành với lưu lượng trung bình giờ thiết kế cho hệ thống. Nếu lưu lượng vận hành từng giờ cao hơn lưu lượng thiết kế sẽ gây ra hỏng hoặc giảm tuổi thọ màng.

Việc điều khiển bơm hút bằng PLC được kết nối thông qua biến tần và đồng hồ lưu lượng điện từ để điều khiển bơm hút theo lưu lượng chính xác trung bình giờ. Việc này giúp tiết kiệm điện năng, vận hành an toàn và đơn giản hơn. Bơm hút được kiểm soát bởi phao báo cạn đầy. Màng luôn được đặt ngập trong nước. Các bơm hút màng cho các dự án nhỏ có thể điều chỉnh lưu lượng bằng hệ van hoàn lưu.

Kiểm soát áp lực vận hành rất quan trọng trong hệ thống sử dụng màng. Áp lực hút âm thường từ 0,1 kg/cm2 đến 0,35 kg/cm2 (tương đương 0,1 bar đến 0,35 bar), áp lực hút ban đầu có thể thay đổi do tổn thất áp lực đường ống và chiều sâu bể. Cần lưu ý áp lực hút này thông qua đồng hồ đo áp gắn ở trước đầu vào bơm hút màng. Lưu ý: Áp lực hút này xác định khi bắt đầu vận hành hút nước mà có bùn vi sinh.

Trong quá trình vận hành màng MBR, độ chênh lệch áp thêm 0,15 kg/cm3 (áp lực ban đầu và áp lực hiện tại). Ví dụ: áp ban đầu vận hành là 0,2 kg/cm2, sau một thời gian tăng lên 0,35 kg/cm2 và màng MBR có bắt đầu bị nghẹt cần rửa bên trong (online) và kiểm tra hệ thống sục khí và rửa ngược. Nếu không khắc phục được cần rửa ngoài (offline) bằng nước Javel (nếu nhiễm chất hữu cơ), có thể rửa thêm bằng axit (nếu màng bị bám cặn vô cơ).

Khi áp lực hút quá 0,45 – 0,5 kg/cm2 thì cần xem lại quá trình vận hành (màng đã bị nghẹt), cần bảo dưỡng màng MBR ngay lập tức bằng nước Javel, nếu không có kết quả là nước thải đã nhiễm chất vô cơ và cần phải rửa thêm axit citric hoặc axit clohydric.

Cần lắp đặt thêm cảm biến áp suất đầu vào để cảnh báo áp suất tăng cao. Nên lắp cảm biến áp suất âm để cảnh báo màng tắc nghẽn khi khách hàng không bảo trì có thể tự động dừng hệ thống (tránh trường hợp vận hành áp suất cao dễ hư hỏng màng).

Cách cài đặt: áp trước bơm hút màng – 0,4 kg/cm2 c ảnh báo trên PLC cần bảo trì, khi áp lên tới – 0,45 kg/cm2 chuyển tín hiệu về PLC dừng hệ thống (báo hiệu bằng còi).

Ghi chú: Lắp đồng hồ đo áp âm -1: 0 kg/cm2 ở đầu vào mỗi bơm hút. Lắp van điện từ hoặc van điều khiển khí nén đầu vào mỗi bơm hút.

Bơm hút màng trong xử lý nước thải
Bơm hút màng trong xử lý nước thải (Ảnh minh họa)

3. Rửa ngược bằng nước

Mặc dù hệ thống MBR hoạt động theo nguyên tắc lọc gián đoạn và sục khí liên tục, bề mặt màng cũng sẽ bị bám bẩn theo thời gian hoạt động. Ở một giá trị thông lượng thiết kế, áp suất lọc cần thiết sẽ tăng lên và đạt đến giá trị cần rửa ngược để khôi phục.

Lưu lượng bơm rửa 30 lít/m2/h và rửa ngược trong thời gian 30 giây. Thường chọn bơm rửa dựa trên số mét vuông màng sử dụng tại cột áp 10mgH2O. Việc điều khiển bơm rửa màng bằng PLC được kết nối thông qua biến tần và đồng hồ lưu lượng điện từ để điều khiển bơm rửa theo lưu lượng chính xác. Việc này giúp tiết kiệm điện năng + việc vận hành an toàn và đơn giản hơn. Các bơm rửa màng cho các dự án nhỏ có thể điều chỉnh lưu lượng bằng hệ van hoàn lưu.

Không được dùng bơm rửa có áp suất cao sẽ làm giảm tuổi thọ và hư hỏng màng. Theo kinh nghiệm áp lực thiết kế lớn nhất cho bơm rửa < 0,2 kg/cm2, thông thường < 0,1 kg/cm2. Áp lực cho phép của nhà sản xuất < 0,6 kg/cm2.

Ghi chú: Lắp đồng hồ đo áp dương 0:1 kg/cm2 ở đầu ra mỗi bơm rửa. Lắp van điện từ đầu ra của bơm rửa.

4. Rửa hóa chất trong

Lưu lượng bơm rửa hóa chất cài đặt 6 lít/m2/h và rửa ngược trong thời gian 15 – 30 giây, với cột áp 10mH2O.

Thông thường nên lắp đặt bơm rửa tại chỗ (Cleaning in place – CIP) riêng, ta có thể sử dụng chung với bơm rửa ngược. Nếu muốn sử dụng chung với bơm rửa ngược thì khi rửa hóa chất cần sử dụng biến tần hoặc hệ van hồi lưu kết hợp với đồng hồ lưu lượng để điều chỉnh lưu lượng về 6 lít/m2/h. Sau bơm CIP cần lắp thêm van điện từ hoặc van khí nén kết hợp với đồng hồ áp (cách lắp đặt giống bơm rửa ngược).

5. Rửa hóa chất ngoài

Trong quá trình hoạt động trong bể sinh học MBR, mật độ MLSS thường vân hành từ 6.000 mg/l đến 12.000 mg/l. Theo thời gian tảo và vi sinh vật sẽ tạo lên lớp màng nhầy vi sinh. Lúc đó áp suất qua màng (TMP – Transmembrane Pressure) sẽ tăng.

Rửa ngược không thể loại bỏ các chất bám bề mặt một cách hiệu quả để giảm TMP. Khi đó cần phải rửa hóa chất.

Hóa chất để tẩy rửa hoặc ức chế sự phát triển của các mảng bám hữu cơ là nước Javel (NaOCl), ngoài ra axit citric hoặc axit clohydric là giải pháp cho nước thải có mảng bám vô cơ.

6. Rửa định kỳ (Maintenance cleaning – MC)

Với rửa định kỳ, khi mới vận hành (có bùn hoạt tính), màng đang sạch, đồng hồ áp chỉ giá trị P1. Sau một thời gian, khi giá trị này tăng thêm 0.15 kg/cm2, phải tiến hành rửa ngược với hóa chất. Tuy nhiên, để màng hoạt động ổn định, thời gian rửa ngược hóa chất thích hợp từ 3 ngày và nên tiến hành rửa theo định kỳ chứ không phải dựa trên áp suất lọc. Như đã nói, nếu hệ thống sục khí tốt, áp suất lọc rất ổn định, thường dao động trong khoảng 0.10 – 0.35kg/cm2, do đó không nên để màng bám bẩn quá nhiều mới tiến hành rửa định kỳ.

Quá trình rửa định kỳ (MC) tốt nhất rửa hàng ngày, theo kinh nghiệm việc rửa hóa chất MC diễn ra trong vòng 3 – 7 ngày/lần và sử dụng NaOCl để làm sạch hữu cơ. Quá trình rửa axit phụ thuộc từng loại nước thải mà chúng ta đưa ra yêu cầu về tần suất rửa.

Lưu ý: Quá trình rửa định kỳ (MC) không được sục khí vào hệ màng MBR. Ta có khóa van khí bằng van điện hoặc van khí nén, nên được lập trình điều khiển tự động bằng PLC.

Có 2 cách để cho hóa chất vào làm sạch quá trình rửa MC:

- Cách 1: Sử dụng bồn hóa chất với thể tích chứa 3 lít x số m2 màng pha sẵn với nồng độ phù hợp theo yêu cầu. Sử dụng bơm CIP để bơm hóa chất vào màng tới hết bồn chứa hóa chất.

Lắp đặt bơm CIP rửa từ bồn chứa hóa chất pha sẵn
Lắp đặt bơm CIP rửa từ bồn chứa hóa chất pha sẵn (Ảnh minh họa)

- Cách 2: Sử dụng bồn hóa chất nhỏ chứa lượng hóa chất theo yêu cầu. Sử dụng bơm CIP để bơm ngược từ bể chứa nước sau xử lý với lưu lượng 6 lít/m2/giờ trong 30 phút vào màng MBR. Trên đường ống trước khi qua màng, được bơm định lượng châm hóa chất phù hợp kết hợp khuấy trộn trên đường ống để trộn đều hóa chất với nước rửa theo nồng độ phù hợp.

Lắp đặt bơm CIP rửa từ nguồn hóa chất châm từ bơm định lượng
Lắp đặt bơm CIP rửa từ nguồn hóa chất châm từ bơm định lượng (Ảnh minh họa)

Hy vọng các nội dung về vận hành, rửa và bảo trì màng MBR là kiến thức hữu ích đến bạn đọc, các bạn cũng có thể chia sẻ những mẹo này đến người thân để thực hiện đúng cách.

Để được tư vấn thêm về thiết kế, thi công và lắp đặt màng MBR trong xử lý nước thải, xin vui lòng liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được các chuyên viên hỗ trợ nhanh chóng!

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:03 04-11-2024)
Việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ cột B lên cột A đồng nghĩa với việc tăng cường, nâng cao hiệu quả ...
(11:44 02-11-2024)
Để tính toán chính xác công suất của hệ thống xử lý nước thải, chúng ta cần dựa vào tình trạng hoạt động của ...
(16:41 01-11-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(09:19 01-11-2024)
Sản xuất giày dép cũng cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để phục vụ các công đoạn sản xuất và ...
(08:38 31-10-2024)
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT (trừ thông tin bí mật của Nhà nước).
(08:32 30-10-2024)
Hệ thống xử lý nước giếng khoan công suất 20m3/h (tương đương 480m3/ngày.đêm) rất phù hợp nhu cầu sử dụng nước ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768