Quan Trắc Môi Trường Lao Động Có Bắt Buộc Hay Không?
Đã kiểm duyệt nội dung
Quan trắc môi trường lao động hay còn được gọi là đo kiểm môi trường lao động là hoạt động thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố nguy hại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Đây là hồ sơ bắt buộc đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh có sử dụng người lao động.
1. Quy định về quan trắc môi trường
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 4, Điều 16, Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
- Điều 18, Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
- Điều 45, Nghị định 44/2016/NĐ-CP;
- Thông tư 19/2016/TT-BYT.
- Điều 27, Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
2. Quan trắc môi trường lao động có bắt buộc thực hiện hay không?
Ở nước ta, quan trắc môi trường lao động là việc bắt buộc thực hiện đối với một số lĩnh vực. Cụ thể:
Theo quy định, tất cả các cơ quan, tổ chức, công ty, nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện, xưởng sản xuất chế biến thực phẩm, hóa phẩm, dệt nhuộm, tái chế kim loại…có sử dụng lao động đều phải thực hiện quan trắc lao động.
Cụ thể là các nhóm đối tượng như sau:
- Thương mại dịch vụ;
- Khu công nghiệp;
- Các doanh nghiệp;
- Cơ sở y tế;
- Xử lý rác;
- Khu dân cư, đô thị.
Tại Khoản 4, Điều 16, Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:
Hằng năm hoặc khi cần thiết đơn vị sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, đo đạc, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp khắc phục về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, khắc phục và giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Điều 18 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH1 cũng quy định các nội dung về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt 2 loại báo cáo quan trắc môi trường
3. Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động
Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động được quy định như sau:
Tần suất quan trắc môi trường lao động đối với các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh: định kỳ 1 năm/lần.
Thời gian thực hiện đo kiểm môi trường làm việc : Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Doanh nghiệp cần gửi các báo cáo về Sở Ban Ngành.
4. Mức xử phạt đối với hành vi không thực hiện quan trắc môi trường lao động
Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP, đối với hành vi không thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định sẽ bị phạt như sau:
……
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
……
Hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Khoản 8, Điều 27, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP:
Đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động từ 03 tháng đến 06 tháng khi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này.
Trên đây là một số thông tin về việc thực hiện quan trắc môi trường lao động theo các quy định hiện hành cũng như đã giải đáp câu hỏi "quan trắc môi trường lao động có bắt buộc hay không?".
Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn thông tin về quan trắc môi trường lao động hoặc các thủ tục liên quan đến môi trường như: đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường,...có thể liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin đầy đủ hơn.