Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quan Trắc Môi Trường Lao Động Theo Nghị Định 44/2016


88 Lượt xem - Update nội dung: 19-04-2024 14:30

Đã kiểm duyệt nội dung

Ngày 15/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Hãy cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết hơn về quan trắc môi trường lao động theo Nghị định này.

Quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44/2016

1. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động

Điều 35, Nghị định 44/2016/NĐ-CP, nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động được quy định như sau:

  • Thực hiện quan trắc đầy đủ các yếu tố có hại được liệt kê trong hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
  • Đối với những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Khi quan trắc môi trường phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm lý lao động Ec-go-no-my quy định tại Khoản 3, Điều 33, Nghị định này.
  • Việc thực hiện đo kiểm môi trường lao động phải thực hiện đồng nhất giữa cả 2 đơn vị sử dụng lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.

Việc quan trắc môi trường lao động phải đảm bảo:

  • Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động.
  • Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi có kết quả nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.

Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:

  • Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại đối với sức khỏe người lao động.
  • Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động.

2. Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động

Khoản 2, Điều 18, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:

  • Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
  • Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm.
Quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường (ảnh minh họa)

3. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động

Theo quy định tại Điều 36, Nghị định 44/2016/NĐ-CP:

  • Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng có yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
  • Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
  • Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong hồ sơ vệ sinh lao động.

4. Tầm quan trọng của việc quan trắc môi trường lao động

Việc doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ đóng vai trò rất quan trọng vì những lý do sau đây:

  • Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động;
  • Tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, không bị cơ quan chức năng xử phạt;
  • Tạo ra môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.

Trên đây là một số thông tin về quan trắc môi trường lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Có thể thấy, không phải điều kiện làm việc ở đâu cũng an toàn, có những môi trường làm việc luôn tiềm ẩn những rủi ro gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người lao động.

Do đó, việc tuân thủ, thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về quan trắc môi trường lao động nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động là rất cần thiết.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:31 17-05-2024)
Tháp xử lý khí thải scrubber hay còn được gọi là tháp rửa khí scrubber là thiết bị có hình trụ tròn hoặc hình chữ ...
(09:47 16-05-2024)
Các loại tháp xử lý mùi thường có hình dạng bề ngoài giống nhau nhưng khác về cấu trúc bên trong, phổ biến nhất là ...
(11:20 15-05-2024)
Tháp hấp phụ than hoạt tính hay còn được gọi là tháp than hoạt tính là thiết bị dùng để xử lý mùi các loại khí ...
(16:00 14-05-2024)
Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí là quá trình xử lý nước thải trong điều kiện yếm khí (không có khí oxy).
(08:35 14-05-2024)
Nước cấp vào có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bia và hiệu quả kinh tế của sản phẩm và đó là lý do ...
(09:53 13-05-2024)
Đối với nước cấp dùng cho mục đích ăn uống, cần xử lý đạt quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768