Quan trắc môi trường và quan trắc môi trường lao động
Đã kiểm duyệt nội dung
Mặc dù cùng là một loại hồ sơ quan trắc về môi trường nhưng giữa quan trắc môi trường định kỳ và quan trắc môi trường lao động hoàn toàn tách biệt với nhau. Đa phần nhiều khách hàng bị nhầm lẫn giữa 2 loại hồ sơ trên. Thứ nhất họ cho rằng chỉ cần lập 1 loại duy nhất. Thứ hai họ thắc mắc có phải lập song song 2 loại hồ sơ này cùng lúc hay không? Và thứ 3, họ so sánh tính chất và đặc trưng của chúng hoàn toàn giống nhau.
Và để giải đáp những thắc mắc trên, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ giải đáp nút thắt của Quý KH bằng cách đưa ra những điểm khác biệt rõ nét nhất về 2 loại hồ sơ môi trường này.
Phân biệt 2 loại quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường: phải thường xuyên theo dõi, cập nhật về chất lượng môi trường cùng nhiều vấn đề trọng điểm, trọng tâm để phục vụ cho các hoạt động BVMT phát triển bền vững. Các biểu mẫu báo cáo kết quả quan trắc môi trường được viết theo Thông tư 43/2015/BTNMT.
Quan trắc môi trường lao động: là quá trình thu thập, phân tích các số liệu đo lường về yếu tố môi trường lao động tại nơi làm việc nhằm tìm biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Biểu mẫu báo cáo được viết theo Nghị định 44/2016/NĐ – CP.
Về mục tiêu quan trắc
- Đối với quan trắc môi trường giúp đánh giá thực trạng môi trường, báo cáo hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường trong từng khu vực. Đồng thời giúp cảnh báo kịp thời diễn biến hoặc nguy cơ suy thoái môi trường.
- Đối với quan trắc môi trường lao động giúp đo lường các yếu tố trong môi trường làm việc, so sánh chỉ tiêu cho phép để kịp thời xác định yếu tố có hại với giải pháp nâng cao chất lượng tại nơi làm việc.
Về chỉ tiêu cần quan trắc
Quan trắc môi trường định kỳ
- Quan trắc môi trường không khí gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, bụi, độ rung,…
- Quan trắc môi trường nước thải gồm pH, COD, BOD, nitrat, photpho, amoniac,…
- Quan trắc môi trường khí thải như bụi, CO, SO2, H2S,…
- Quan trắc môi trường nước mặt, đất, nước ngầm,…
Quan trắc môi trường lao động
- Chỉ tiêu vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ mặt trời,…
- Chỉ tiêu vật lý như ánh sáng, độ rung, tiếng ồn, phóng xạ,…
- Chỉ tiêu hóa học như benzen, toluen, xylen, NOx, SOx, CO, CO2,…
- Chỉ tiêu bụi như bụi hô hấp, bụi than, bụi bông,..
- Chỉ tiêu tâm sinh lý.
- Chỉ tiêu tiếp xúc nghề nghiệp,…
Đối tượng thực hiện
- Quan trắc môi trường định kỳ áp dụng với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, địa bàn tỉnh, KCN, CCN, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Quan trắc môi trường lao động áp dụng với tất cả cơ quan, doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, nghề nghiệp, đối tượng lao động.
Tần suất quan trắc, nộp báo cáo
Quan trắc môi trường định kỳ
- Với đối tượng thuộc diện lập đtm thì thực hiện 3 tháng/lần.
- Với đối tượng thuộc diện lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh thực hiện 6 tháng/lần.
- Với đối tượng thuộc diện lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện thực hiện 1 năm/lần.
Quan trắc môi trường lao động
- Các cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp phải lập báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ 1 năm /lần.
Về cơ quan tiếp nhận báo cáo quan trắc môi trường và báo cáo quan trắc môi trường lao động
- Đối với báo cáo quan trắc môi trường định kỳ thì gửi đến Sở TNMT và Ban quản lý các KCN.
- Đối với báo cáo quan trắc môi trường lao động thì gửi đến Sở Y tế.
Với hơn 7 năm kinh nghiệp trong việc tạo lập hồ sơ cho rất nhiều Khách hàng hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, Quý Doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm bởi chất lượng dịch vụ vượt trội của chúng tôi. Và để tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ tư vấn môi trường của Hợp Nhất, hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!