Quảng Nam ứng dụng công nghệ cao sản xuất nông nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
So với các phương án canh tác truyền thống, công nghệ cao không những giúp người dân thay đổi các kỹ thuật trồng cây mà còn ứng dụng mô hình sản xuất thân thiện giúp nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng.
Đây là phương pháp sản xuất vừa nâng cao chất lượng năng suất cây trồng vừa đảm bảo được sự thân thiện với môi trường - đúng định hướng phát triển bền vững của Chính phủ đã đề ra!
Công nghệ cao trong nông nghiệp ở Quảng Nam
Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam chú trọng tuyên truyền và khuyến khích người dân tham gia nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao đã từng bước tạo ra nhiều giá trị kinh tế góp phần bảo vệ môi trường đáng kể.
Trước cây, người dân thường xuyên lạm dụng chất kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hay phân bón để cây trồng phát triển. Thế nhưng, đặc tính các hóa chất này thường chứa nhiều chất độc hại không chỉ gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người mà còn khiến môi trường cũng bị ảnh hưởng. Và để hạn chế ô nhiễm cũng cần tốn nhiều chi phí cho công tác xử lý môi trường.
Nước sinh hoạt, nước ngầm, đất hay môi trường không khí tại các khu vực canh tác nông nghiệp ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đứng trước những thách thức lớn về môi trường, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công các mô hình công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Với những ưu điểm vượt trội, công nghệ cao trở thành cầu nối quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nhiều địa phương tỉnh Quảng Nam đã triển khai thành công mô hình này. Người dân tập trung chọn lựa các loại giống mới có năng suất, chất lượng, nhiều trang trại trồng trọt sử dụng giống nuôi cấy mô, sạch bệnh, hệ thống tưới tiết kiệm. Các mô hình canh tác như trồng trong nhà màng hay trồng trong nhà lưới mang đến hiệu quả kinh tế cao.
Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây ăn quả như bưởi và đặc biệt là dưa lưới, Thị xã Đông Triều đã thử nghiệm thành công giống dưa lưới của Nhật Bản. Tại đây hiện có diện tích 300 m2 nhà màng trồng dưa Taki của Nhật với khoảng 490 cây dưa giống đã và đang tạo việc làm cho hàng trăm hộ dân và nguồn kinh tế ổn định.
Với chế độ chăm sóc đặc biệt, chỉ trong 3 tháng, cây dưa lưới phát triển tốt và có trọng lượng trung bình 1,4 kg/quả. Mô hình công nghệ cao trồng dưa lưới Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tạo ra hướng đi mới, tạo ra giá trị kinh tế cao, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như tạo sự phát triển bền vững trong việc phát triển nông nghiệp ở địa phương.
Trong đó, cây bưởi tập trung tại nhiều địa phương như Việt Dân, Thủy An, An Sinh với quy mô rộng lớn nên việc tưới tiêu và chăm sóc mất khá nhiều thời gian. Do đó, Trung tâm ứng dụng và Thống kê KH&CN lựa chọn mô hình trồng bưởi của bà Nguyễn Thị Đào (Tx Đông Triều) để triển khai thực hiện mô hình tưới văng trên diện tích bưởi rộng 3.500 m2 điều khiển bằng điện thoại.
Từ khi đưa hệ thống tưới văng vào hoạt động, bà Đào cho biết việc vận hành mô hình này khá đơn giản, không mất nhiều thời gian, tiện lợi và hữu ích giúp việc tưới cây, chăm sóc thuận tiện hơn. Qua đó, người dân có thể rút ngắn thời gian, chi phí sử dụng nước cũng như công sức so với việc thủ công so với trước đây.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trồng trọt hay chăn nuôi thì Thị xã Quảng Yên là địa phương tiên phong trong việc ứng dụng thành công công nghệ cao và đạt được nhiều hiệu quả cao. Điển hình Công ty CP Đầu tư và Xuất khẩu Song Hành nghiên cứu thành công rau thủy canh.
Nhờ chăm sóc rau theo hướng sạch và an toàn, nhanh chóng thu hút người tiêu dùng ưa chuộng và ngày càng có được chỗ đứng trên thị trường. Hệ thống rau thủy canh khác biệt khá lớn đối với việc trồng rau truyền thống do chủ yếu thể hiện qua quy trình sản xuất chặt chẽ hơn. Hệ thống trồng rau này gồm bơm phun rửa vách, trần nhà giàn, tuân thủ kỹ thuật ươm giống cho tới khâu thu hoạch theo chu trình khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường mà không cần qua bất kỳ khâu xử lý nước thải nào.
Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam đẩy mạnh sử dụng nhiều mô hình công nghệ cao trong nông nghiệp, chuyển giao những tiến bộ khoa học công nghệ. Các cây trồng, con giống có giá trị kinh tế cao được ưu tiên chọn lựa trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, tỉnh sẽ đẩy mạnh chuyển đổi chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp, khuyến khích chăn nuôi theo vùng, tập trung xa khu dân cư. Tập trung xây dựng nhiều chương trình xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp nhằm hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.
Xem thêm bài viết về xử lý nước thải chăn nuôi!