Quy định BVMT với cơ sở nuôi trồng thủy sản
Đã kiểm duyệt nội dung
Bạn đang có ý định phát triển cơ sở nuôi trồng thủy sản nhưng không biết phải hoàn thành thủ tục hồ sơ môi trường nào? Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo thông tin về quy định BVMT nuôi trồng thủy sản theo các văn bản pháp luật hiện nay nhé!
1. Quy định BVMT nuôi trồng thủy sản
Căn cứ vào Điều 28 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, có thể thấy hoạt động nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động mô trường.
- Nếu hoạt động nuôi trồng thủy sản có phát sinh nước thải từ 10.000m3 ngày.đêm đến dưới 30.000m3/ngày.đêm.
- Nếu hoạt động nuôi trồng thủy sản có phát sinh nước thải từ 30.000m3 trở lên.
Phân loại dự án nhóm A, B, C theo Luật Đầu tư công 2019, hoạt động nuôi trồng thủy sản sẽ có các nhóm như sau:
- Dự án nhóm A: Nuôi trồng thủy sản có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án nhóm B: Nuôi trồng thủy sản có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng;
- Dự án nhóm C: Nuôi trồng thủy sản có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
Việc lập hồ sơ môi trường của cơ sở nuôi trồng thủy sản sẽ căn cứ vào các yếu tố trên.
2. Lập ĐTM dự án nuôi trồng thủy sản
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 30, Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
Theo đó, nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cụ thể:
2.1. Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 34, Luật BVMT 2020 bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thì của dự án đầu tư.
2.2. Thời gian thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Theo Khoản 1, Điều 31, Luật BVMT 2020, Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
3. Một số biện pháp BVMT khi nuôi trồng thủy sản
Bên cạnh hoàn thành các thủ tục hồ sơ môi trường, các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần đồng bộ biện pháp quản lý chất thải hiệu quả hơn.
3.1. Ao xử lý nước thải, chất thải
- Cần có khu xử lý cho toàn bộ khu vực nuôi thủy sản.
- Ao phải được thiết kế đúng kỹ thuật không bị rò rỉ, sạt lở và xói mòn.
- Lưu ý, vị trí xây dựng ao XLNT cần cách xa ao nuôi khoảng 10m.
3.2. Hồ sinh học XLNT
- Hồ sinh học thường có hình chữ nhật phù hợp với điều kiện XLNT thủy sản ở Việt Nam.
- Dưới tác động của nhiệt độ cao và cường độ ánh sáng mặt trời thúc đẩy phát triển nhanh quần thể VSV có trong nước thải để loại bỏ chất hữu cơ bằng phương pháp kỵ khí – hiếu khí.
- Quá trình chuyển hóa sinh học chủ yếu diễn ra trong hồ nhờ tác động chu trình tự nhiên và liên tục.
3.3. Biện pháp xử lý nước thải
- Nước thải phải đảm bảo được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Tùy theo đặc thù và diện tích cơ sở cần ứng dụng các phương pháp chính như:
+ Phương pháp sinh học: Kết hợp xử lý vi sinh với nguồn thải nuôi cá rô phi, cá đối, thủy sinh,.. giải pháp này có thể tuần hoàn tái sử dụng lại cho ao nuôi.
+ Phương pháp hóa học: Nước thải vào công trình XLNT cần sử dụng hóa chất để khử trùng và loại bỏ hết thành phần ô nhiễm, vi khuẩn độc hại.
+ Phương pháp lọc/hấp thụ: Chủ yếu dùng cát, than hoạt tính,… giúp tái sử dụng nước hiệu quả hơn.
- Nước thải đầu ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
3.4. Biện pháp xử lý khí thải
Các cơ sở hiện xử lý mùi hôi bằng công nghệ Biogas. Hệ thống này được chia thành 2 giai đoạn xử lý chính:
- Giai đoạn 1: Chất thải như vỏ tôm, thức ăn thừa,… được thu gom làm thức ăn cho vật nuôi, làm phân bón cho cây trồng hoặc đưa vào hầm ủ Biogas làm khí đốt.
- Giai đoạn 2: Nước thải hầm Biogas dẫn vào ao lắng sinh học xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận hoặc tuần hoàn tái sử dụng lại ao nuôi.
Trên đây là một số thông tin về quy định BVMT đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu Quý Khách hàng còn thắc mắc nào về hồ sơ môi trường hoặc giải pháp xử lý chất thải cho cơ sở nuôi trồng thủy sản thì liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 để nhận hỗ trợ ngay từ Công ty môi trường Hợp Nhất nhé!