Quy định mới khi lập hồ sơ môi trường theo luật BVMT
Đã kiểm duyệt nội dung
Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất chuyên tư vấn các thủ tục hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp từ hồ sơ đơn giản đến thủ tục pháp lý phức tạp nhất. Với kinh nghiệm đã triển khai qua nhiều dự án với nhiều thủ tục HSMT khác nhau đã giúp chúng tôi thực hiện và hoàn thành nhiều loại HSMT quan trọng của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp phải làm gì đối với những luật môi trường mới có hiệu lực?
1. Doanh nghiệp và các vấn đề lập HSMT
Đối với cơ sở, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động chính thức nhưng chưa triển khai một số loại HSMT thì cần căn cứ theo các quy định về luật môi trường mới. Nhiều đối tượng dự án mặc dù không thực hiện một số loại HSMT nhưng đối chiếu theo quy định mới lại thuộc đối tượng phải thực hiện.
Đối với cơ sở, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động chính thức được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau để thực hiện từng loại HSMT như:
- Trước khi hoạt động cần lập ĐTM hoặc Giấy phép môi trường. Để xác định loại HSMT chính xác nhất của dự án cần căn cứ theo quy định của Luật BVMT 2020. Ví dụ đối tượng lập ĐTM (dự án đầu tư nhóm I, II) và đối tượng cấp GPMT (dự án đầu tư nhóm I, II và III)
- Sau khi dự án đi vào vận hành cần triển khai các kế hoạch quan trắc môi trường để lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ
Trong đó, giấy phép môi trường sẽ tích hợp cùng lúc nhiều loại giấy phép thành phần như giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi, giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất,…
Vì thế, trách nhiệm của doanh nghiệp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường rất quan trọng. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải tuân thủ quy định của nhà nước bằng cách thực hiện nhiều thủ tục HSMT đối với ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Các quy định khác về việc lập HSMT
Đối với Nghị định 08/2022/NĐ-CP sau khi có hiệu lực thi hành thì các thủ tục HSMT sẽ được triển khai theo một số yêu cầu dưới đây:
- Đối với hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép xả thải được cơ quan tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được giải quyết theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP
- Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT; cấp, cấp lại giấy phép xử lý chất thải nguy hại trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì:
- Khi cá nhân, tổ chức đề nghị cấp GPMT phải tiếp nhận kết quả mà chủ dự án đã thực hiện trong việc đánh giá các công trình BVMT, đáp ứng điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu cũng như xử lý CTNH để thẩm định, cấp GPMT
- Trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu thực hiện thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra, cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT hoặc cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý CTNH
- Đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận về môi trường, đăng ký kế hoạch BVMT nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì cơ quan tiếp nhận tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành
- Đối với báo cáo ĐTM đã nộp lên cơ quan tiếp nhận nhưng chưa được thẩm định hoặc được thông qua sau khi chỉnh sửa, bổ sung trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì:
- Với dự án không lập ĐTM nhưng phải có GPMT thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định tại thời điểm tiếp nhận
- Với dự án không lập ĐTM nhưng phải có GPMT và cá nhân, tổ chức đề nghị cấp GPMT thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận kết quả đã thực hiện trong quá trình thẩm định báo cáo ĐTM để thẩm định, cấp GPMT cho dự án đầu tư
- Nếu cá nhân, tổ chức không nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có thông báo thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật BVMT 2020
Với những thay đổi về cách thức, loại hồ sơ và đối tượng lập HSMT quan trọng cho doanh nghiệp, Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề về thủ tục pháp lý.
Cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 trong việc lập đánh giá tác động môi trường, GPMT, báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ,…