Quy định mới về hệ thống quan trắc tự động
Đã kiểm duyệt nội dung
Thông tư 31/2016/NĐ-CP là một hệ thống văn bản pháp lý có quy định rõ về việc quan trắc môi trường tự động đối với chủ dự án, doanh nghiệp có phát sinh chất thải trong suốt quá trình hoạt động. Thông tư gồm 7 chương 29 điều và 11 phụ lục tạo nên hàng loạt quy định rõ ràng về việc vận chuyển, thu gom và xử lý chất thải đảm bảo các yêu cầu, thông số đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Với những điểm mới về hệ thống quan trắc tự động chắc hẳn có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ về một số thay đổi liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến một số điểm mới này, mời bạn cùng công ty môi trường Hợp Nhất theo dõi nhé!
1. Thời gian và đối tượng thực hiện quan trắc tự động
Các đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải có phát sinh trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với tần suất được quy định cụ thể trong Thông tư 31/2016/TT-BTNMT dưới đây:
- Thực hiện quan trắc 1 lần/tháng đối với cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục II thuộc Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
- Thực hiện quan trắc 1 lần/6 tháng đối với cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng thuộc Phụ lục 5.1 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
- Thực hiện quan trắc 1 lần/1 năm đối với cơ sở có quy mô tương đương được quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
Trường hợp đối tượng đã có hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục chỉ cần thực hiện quan trắc theo định kỳ với các thông số chưa được quan trắc tự động, liên tục.
Trường hợp thuộc đối tượng tại Phụ lục IV kèm Nghị định 18/2015/NĐ-CP và Phụ lục I kèm Nghị định 19/2015/NĐ-CP thì không phải thực hiện quan trắc tự động.
2. Những quy định mới về quan trắc nước thải tự động
Đối với Thông tư 31/2016/NĐ-CP:
- Thông tư 31 có quy định rõ đối với việc yêu cầu quan trắc nước thải tập trung phải có lưu lượng 1000 m3/ngày đêm trở lên. Đồng thời, quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải phải ghi chép đầy đủ nội dung gồm lưu lượng, nồng độ, thông số nước thải đầu vào và đầu ra, điện và năng lượng tiêu thụ, lượng bùn phát sinh. Và nội dung này phải được lưu giữ tối thiểu là 2 năm.
- Đối với các cơ sở làng nghề thuộc danh mục nhóm ngành nghề khuyến khích phát triển được thông tư này quy định rõ về việc quản lý nước thải phải có HTXLNT và lưu lượng nước thải từ 30 m3/ngày đêm cũng phải có nhật ký vận hành ghi chép đầy đủ nội dung liên quan đến các vấn đề HTXL.
- Trong việc vận chuyển nước thải, hệ thống vận chuyển phải đảm bảo chất lượng với đường ống phải được thiết kế, đảm bảo lắp đặt đúng kỹ thuật, có van, đồng hồ đo lưu lượng và đảm bảo không rò rỉ ra môi trường xung quanh.
- Thông tư 31 cũng nhắc đến việc hệ thống quan trắc nước thải tự động phải do Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi và được niêm phong, hệ thống cửa xả thải phải được lắp đặt camera và hình ảnh được lưu giữ tối đa là 3 tháng.
Đối với Nghị định 40/2019/NĐ-CP:
Đối tượng thực hiện báo cáo quan trắc môi trường nước thải tự động tại Điều 39 của Nghị định này bao gồm:
- Các KCN, cơ sở thuộc KCN miễn trừ đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Các cơ sở kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục của Nghị định này có quy mô xả thải từ 500 m3/ngày đêm.
- Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn và cơ sở phế liệu có phát sinh nước thải công nghiệp hoặc nước rỉ rác ra môi trường thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc đối tượng không thuộc điểm a, b và c có quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày đêm
- Cơ sở bị xử phạt hành chính nhiều lần nhưng vẫn tái phạm nhiều lần
- Các đối tượng khác do UBND cấp tỉnh quyết định
3. Những quy định mới quan trắc khí thải tự động
Các thông số quan trắc được quy định rõ ràng tại Phụ lục 11 của thông tư này. Trong trường hợp cơ sở có nhiều nguồn khí thải công nghiệp thuộc danh mục tại Phụ lục 11 kèm Thông tư này thì chủ cơ sở phải thực hiện quan trắc tự động, liên tục đối với tất cả các nguồn khí thải này.
Những quy định về lưu trữ, báo cáo và công bố thông tin trong hệ thống quan trắc:
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng như KCN, CCN, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung phải lưu giữ kết quả quan trắc môi trường tự động dưới dạng tệp điện tử, gửi bản gốc báo cáo giám sát môi trường định kỳ, bản gốc phiếu kết quả phân tích trong thời hạn là 3 tháng.
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng như KCN, CCN, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo quy định.
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng như KCN, CCN, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc đối tượng phải lập báo cáo kết quả quan trắc tự động phải công bố kết quả quan trắc môi trường định kỳ trên trang thông tin điện tử (nếu có).
Dịch vụ tư vấn luật môi trường của Hợp Nhất luôn sẵn lòng giải đáp những thắc mắc, câu hỏi từ bạn đọc và Quý khách hàng. Chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường cần tra cứu, cập nhật hiệu lực pháp luật của từng điều luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!