Quy định về báo cáo quan trắc định kỳ cho doanh nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Báo cáo quan trắc môi trường hay còn gọi là báo cáo giám sát môi trường là giấy tờ mang tính pháp lý, là công cụ để doanh nghiệp dễ dàng quản lý hiệu quả các vấn đề môi trường phát sinh một cách chủ động hơn.
Tầm quan trọng của việc lập báo cáo quan trắc môi trường là nhiệm vụ theo dõi và kiểm soát các vấn đề tác động tiêu cực phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án lên môi trường xung quanh. Nhờ vậy mà nguồn nước thải, khí thải, tiếng ồn được kiểm soát chặt chẽ hơn nhờ việc đánh giá và phân tích các thông số liên quan nhờ việc đo đạc và lấy mẫu phân tích.
Đối tượng phải thực hiện báo cáo quan trắc định kỳ
Trừ đối tượng thuộc phụ lục IV của Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì tất cả các cơ sở, cá nhân, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ, kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, nhà máy, nhà xưởng,… có phát sinh chất thải đều phải lập báo cáo quan trắc môi trường.
Tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ:
Căn cứ vào phụ lục 10 theo thông tư số 31/2016/TT-BTNMT có quy định tần suất đối với báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (báo cáo giám sát môi trường định kỳ) được thực hiện như sau:
- Cơ sở có có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục II của nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải thực hiện quan trắc 1 lần/tháng
- Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT phải quan trắc 1 lần/6 tháng
- Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT phải quan trắc 1 lần /năm
Hồ sơ hoàn chỉnh thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
- Giấy xác nhận bản Cam kết bảo vệ môi trường/ Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hợp đồng thu gom chất thải rắn
- Sơ đồ mặt bằng tổng thể
- Sơ đồ vị trí hệ thống xử lý nước thải
- Hóa đơn điện nước trong tháng
- Cùng các giấy tờ pháp lý khác
Cơ quan có trách nhiệm thẩm định báo cáo quan trắc môi trường:
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Tài nguyên và môi trường
- Ban quản lý các KCN, KCV, KKT
Quy định xử phạt hành vi không thực hiện báo cáo quan trắc môi trường
- Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo quan trắc môi trường.
- Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở TN&MT hoặc thuộc ba quản lý các KCN, KCX, KKT.
- Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ TN&MT, các Bộ, cơ qua ngang Bộ.
- Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng nếu không lập báo cáo quan trắc môi trường nếu bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và hồ sơ môi trường tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ TN&MT, các bộ, cơ quan ngang bộ.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được quan trắc môi trường định kỳ:
- Lập kế hoạch và chịu hoàn toàn trách nhiệm về toàn bộ tính chính xác như trong nội dung kế hoạch của mình
- Có thể đề xuất đơn vị có đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc quan trắc cho dự án của mình
- Sử dụng kết quả quan trắc làm điều kiện để kê khai và nộp phí bảo vệ môi tường
- Dựa theo kết quả quan trắc để lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định của pháp luật
Dịch vụ tư vấn, xử lý môi trường ở Hợp Nhất luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp bởi chất lượng dịch vụ nổi trội và uy tín được đánh giá cao trong hơn 6 năm qua. Chúng tôi chuyên lập các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp như lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, lập đtm, lập sổ chủ nguồn thải, lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Liên hệ theo Hotline 0938 857 768 để được hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất nhé!