Chia sẻ về cách phân loại rác của du học sinh ở Đức
Đã kiểm duyệt nội dung
Đức là quốc gia tái chế chất thải hàng đầu với tỷ lệ 65%. Họ bố trí nhiều thùng rác với màu sắc khác nhau để thuận tiện cho quá trình tái sử dụng và thu gom, xử lý môi trường đúng cách.
Cuộc sống du học ở Đức
Tôi một cô gái 23 tuổi, ngưỡng tuổi vừa muốn khám phá vừa muốn trải nghiệm nhiều sự thú vị trên đời, vì thế tôi đã quyết định du học Đức ở Trường Technical University of Berlin. Như bao người khác, từ một người bản xứ tôi lạ lẫm với tất cả mọi thứ từ văn hóa, thói quen, cách ứng xử, sinh hoạt hoàn toàn lạ lẫm. Nhưng điều này vẫn không làm tôi nản chí, tôi bắt đầu tìm tòi, khám phá và học hỏi kinh nghiệm từ các bạn học khác.
Với lợi thế là người hoạt bát, thích nói chuyện, làm quen với nhiều bạn mới, tôi không khó để thân với một vài người bạn ở lớp. Hai tháng trôi qua, tôi bắt đầu hòa nhập với cuộc sống mới, ngoài thời gian ở lớp tôi còn kiếm một công việc làm thêm ở một cửa hàng tiện lợi ở thành phố Beclin.
Quy định bất thành văn đối với bất kỳ du học sinh nào đó chính là phải thích nghi nhanh với lối sống mới. Thời tiết ở Đức vào cuối đông khá lạnh, có nơi xuống âm độ, tuyết bắt đầu rơi và không khí bắt đầu lạnh buốt. Chuông báo thức reo mà tôi vẫn muốn vùi vào chăn ngủ một giấc thật lâu.
Cuống cuồng vì trễ giờ học, tôi sắp xếp mọi thứ vào balo, uống vội một ly nước ấm. Ra khỏi cổng vì quá vội tôi va vào một anh bạn hàng xóm đang đi đổ rác. Mọi thứ xáo trộn, anh ta bắt đầu phân loại lại mọi thứ.
Tôi bắt đầu thắc mắc, anh ta bảo nếu không phân loại như vậy, rác của bạn sẽ không được thu gom và thậm chí bị phạt tiền. Điều đáng nói, tất cả người dân ở đây đều tự nguyện phân loại rác ngay tại nguồn vì hành động này vừa thân thiện với môi trường vừa giảm sức lao động cho người thu gom rác.
Xem thêm dịch vụ xử lý nước thải!
Quy định phân loại rác của người Đức
Không phải ngẫu nhiên mà người Đức là quốc gia tái chế chất thải hàng đầu với tỷ lệ 65%. Điều đáng nói, người Đức không cảm thấy phiền phức mà thay vào đó họ luôn vui vẻ, cẩn thận trong quá trình phân loại. Ở đây họ bố trí nhiều thùng rác với màu sắc khác nhau để thuận tiện cho quá trình tái sử dụng và thu gom, xử lý đúng cách.
Với cách phân loại như vậy, người ta sẽ không mất thời gian để phân loại lại mọi thứ. Bằng cách xác định đâu là rác hữu cơ và rác thải rắn, rác thải nguy hại thì đơn vị xử lý chịu trách nhiệm tái chế hợp lý.
Còn ở Việt Nam, rác thải hầu như được gom về một khu vực, không biết đâu là rác hữu cơ đâu là chai nhựa, bao bì nylon. Các biện pháp xử lý truyền thống như chôn lấp, đốt hoặc xử lý bằng hóa chất mặc dù giảm khối lượng rác tức thời nhưng để lại nhiều hậu quả đối với nước ngầm. Do đó mà người dân phải đối mặc với nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và gây suy thoái môi trường.
Ở Đức, quá trình phân loại rác của họ không chỉ góp phần giảm thiểu nguy cơ tác động đến môi trường mà họ còn tận dụng nguồn năng lượng hiệu quả hơn. Theo thống kê, mỗi chai/lon nhựa được tái chế thì tiết kiệm đến 95% năng lượng và giấy tái chế cũng tiết kiệm đến 50% lượng nước cần để sản xuất giấy mới.
Được xem là một phần nghĩa vụ đối với môi trường, người Đức luôn coi trọng việc phân loại rác. Người ta gọi hệ thống này là Green Dot với việc bố trí 5 thùng rác với 5 màu sắc khác nhau.
- Thùng màu nâu chứa rác hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, rau quả, vỏ hạt, bã cà phê, lá cây,…
- Thùng màu đen chứa rác khó phân hủy như tẩu thuốc, mẩu cao su, băng gạc, đồ da,…
- Thùng màu vàng chủ yếu đựng túi nilon, đồ hộp, hộp đựng nước,…
- Thùng màu xanh da trời chủ yếu vứt giấy, tạp chí cũ, tờ rơi, sách cũ, bao bì giấy…
- Thùng xanh lá cây với ngăn chứa chai, lọ thủy tinh, ngăn còn lại chứa chai, lọ nhựa hoặc vỏ chai có thể tái sử dụng.
Ở những khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, công sở, khu vui chơi giải trí,.. bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các biển báo chỉ dẫn như thời gian đổ rác, cách phân loại, rác tái chế. Lâu dần, những biển báo trở thành một phần thói quen của người Đức, là một phần tất yếu góp phần kiến tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại hơn.
Xem thêm danh mục hỏi đáp của Hợp Nhất tại đây!