Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Quy định về xử lý nước thải tập trung tại KCN


1690 Lượt xem - Update nội dung: 21-07-2020 08:50

Đã kiểm duyệt nội dung

Các khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung phân tách riêng nước mưa và nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường. Hệ thống phải đảm bảo hoạt động đủ công suất để xử lý toàn bộ lượng nước thải tại các KCN và xây dựng, vận hành trước khi các đơn vị đi vào hoạt động chính thức. Ngoài ra, các khu công nghiệp gần nhau có thể đấu nối trực tiếp trong cùng HTXLNT.

Các KCN trước khi đấu nối với hệ thống thu gom phải xử lý nước thải công nghiệp tại chỗ đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, trừ trường hợp cơ sở được miễn trừ đấu nối theo quy định. Hầu hết, công tác BVMT tại các HTXLNT này chủ yếu xử lý nước thải nhà máy giấy, nước thải xi mạ, luyện kim, chế biến thực phẩm,…

Những quy định chi tiết về hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN

Các đơn vị trong KCN phải đảm bảo xử lý sơ bộ trước khi đấu nối với hệ thống tập trung theo quy định phù hợp với hạ tầng kỹ thuật. Các KCN có trách nhiệm chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định. Lượng nước thải từ cơ sở thứ cấp trong KCN phải được xử lý dựa trên hợp đồng giữa chủ đầu tư và chủ kinh doanh hạ tầng KCN phù hợp với nội dung phê duyệt báo cáo ĐTM. 

Khi nghị định 40/2019/NĐ-CP vừa ban hành thì các KCN phải có kế hoạch quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải để nguồn thải không gây ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đã có hàng loạt cơ sở vi phạm về các lĩnh vực BVMT bị phạt tiền và yêu cầu khắc phục các sự cố nước thải đạt yêu cầu. 

Trước khi đấu nối với HTXLNT, nguồn thải phải đảm bảo không vượt quá điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống. Do đó từ ngày 01/01/2020, việc đầu tư mới vào KCN phải phù hợp với khả năng tiếp nhận, các dự án đầu tư thứ cấp mới cũng phải tiến hành đấu nối chung với hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN.

xử lý nước thải tập trung

Đặc biệt, cũng trong Nghị định 40 có nêu rõ những quy định trong việc thu gom và xử lý nước làm mát. Cụ thể:

  • Thứ nhất, nước làm mát chứa nhiều hóa chất khử trùng nên phải được tách riêng biệt với chất thải phát sinh từ công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phải có hệ thống thu gom riêng biệt. Vì xuất phát từ các thiết bị nên nguồn nước này thường có nhiệt độ cao hơn nước thông thường. Chính vì thế cần giảm nhiệt độ nước làm mát để không vượt quá giới hạn về nước thải công nghiệp trước khi thải ra ngoài.
  • Thứ hai, đối với những cơ sở hạn hẹp về chi phí đầu tư và vận hàn nên khi xả nước làm mát và nước thải chung tại một cửa xả thải thì chủ cơ sở phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục. Điều này giúp chủ đầu tư quản lý và theo dõi sự biến động và theo dõi thông số ô nhiễm đặc trưng của nguồn thải khi nhập chung với nước làm mát.

Trong trường hợp các cơ sở hoạt động và xây dựng trước khi Nghị định này ra đời thì phải hoàn thành công tác lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động trước ngày 31/12/2020.

Giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải tập trung tại các KCN

Đối với các dự án thuộc Phụ lục IIa có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, vì thế hệ thống xử lý nước thải tập trung phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tương ứng với nhiệm vụ BVMT và hoàn thành các công trình phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường (Điều 101, 108, 109 của Luật BVMT).

Đặc biệt các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố phải phù hợp với phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Với những căn cứ quan trọng này, chủ dự án bắt buộc phải lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp.

  • Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 50 đến dưới 500 m3/ngày đêm (24h) yêu cầu phải có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố nước thải. Theo đó các bể, thiết bị, dụng cụ hay bể sự cố phải có chức năng chứa nước thải tối thiểu 1 ngày đảm bảo không xả nước thải khi hệ thống xảy ra sự cố.
  • Trường hợp khối lượng nước thải từ 500 đến dưới 5.000 m3/ngày (24h) yêu cầu phải có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố nước thải. Theo đó hồ sự có chức năng chứa nước thải tối thiểu 02 ngày đảm bảo không xả nước thải khi hệ thống xảy ra sự cố.
  • Trường hợp khối lượng nước thải 5.000 m3/ngày (24h) trở lên yêu cầu phải có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố nước thải. Theo đó hồ sự kết hợp cùng hồ sinh học có chức năng chứa nước thải tối thiểu 03 ngày đảm bảo không xả nước thải khi hệ thống xảy ra sự cố.

Nếu Quý Doanh nghiệp cần tư vấn xử lý nước thải sản xuất, vui lòng liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để tìm hiểu thêm phương pháp và công nghệ xử lý phù hợp nhé!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:38 19-03-2025)
Xử lý nước thải tại Long An bằng công nghệ RO, MBR, kết tủa hay keo tụ - tạo bông được công ty Hợp Nhất thực ...
(08:44 19-03-2025)
Công ty xử lý khí thải miền Tây – Môi trường Hợp Nhất chuyên tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống xử ...
(08:36 18-03-2025)
Phương pháp tuyển nổi trong xử lý nước thải là phương pháp sử dụng các bọt khí nhỏ để tách các hạt rắn lơ ...
(11:58 17-03-2025)
Để tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, Nhà máy đã đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công ...
(08:51 15-03-2025)
Vì sao cần vận hành thử nghiệm một hệ thống xử lý nước thải, khí thải? Vận hành thử nghiệm là quy định bắt ...
(09:02 14-03-2025)
Xử lý nước thải nhà máy chế biến nước ép trái cây cần phải có hệ thống đặc biệt, được nghiên cứu kỹ ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768