Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Quy định mức xử phạt trong luật khai thác nước ngầm


9040 Lượt xem - Update nội dung: 10-07-2020 17:15

Đã kiểm duyệt nội dung

Luật khai thác nước ngầm là những văn bản quy định của cơ quan chức năng không chỉ giúp nhà nước dễ dàng trong việc quản lý và kiểm soát tình hình khai thác nước ngầm mà còn là biện pháp tối ưu để cơ sở, doanh nghiệp căn cứ vào đó để thực hiện việc khai thác, sử dụng hợp lý và tránh gây ảnh hưởng đến môi trường.

Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu khai thác nước ngầm nhưng chưa tìm được công ty tư vấn môi trường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về các quy định bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về quy định về khai thác nước ngầm có liên quan đến một số Nghị định, Thông tư cơ bản dưới đây!

Quy định xử phạt trong luật khai thác nước ngầm

Một số quy định được đề cập trong luật khai thác nước ngầm

 Theo các điều khoản trong bộ luật khai thác nước ngầm quy định tại Thông tư 75/2017/TT-BTNMT. Các chủ dự án phải bảo vệ nước dưới đất được quy định rõ ràng trong điều 8 của thông tư này, cụ thể như sau:

  • Chủ công trình khai thác nước dưới đất có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh xung quanh giếng khai thác và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa ô nhiễm nước dưới đất qua giếng khoan khai thác
  • Chủ công trình khai thác nước dưới đất phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt phải xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh của công trình theo quy định của pháp luật .
  • Chủ công trình khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác ngầm, sử dụng nước dưới đất tổ chức lắp đặt thiết bị, bố trí nhân lực thực hiện việc quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước tại các giếng khai thác, giếng quan trắc của công trình bảo đảm thông số, hình thức và chế độ quan trắc để cung cấp, cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
  • Phát hiện, xử lý, khắc phục các hiện tượng, sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong quá trình khai thác và các sự cố khác do hoạt động khai thác của mình gây ra, trường hợp xảy ra sự cố thì phải dừng việc khai thác, kịp thời xử lý, khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại.

Quy định xử phạt trong luật khai thác nước ngầm

Các mức xử phạt khai thác nước ngầm trái phép

Theo quy định của luật khai thác nước ngầm mới nhất, các hành vi vi phạm sẽ được áp dụng mức xử phạt khai thác nước ngầm như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện lập báo cáo định kỳ hàng năm về khoan nước dưới đất theo quy định của giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi sau:

  • Thi công giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước dưới đất
  • Thực hiện hành nghề không đúng quy mô đã quy định trong giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
  • Thi công khoan giếng thăm dò, khai thác nước dưới đất cho tổ chức cá nhân không có giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối một trong các hành vi vi phạm dưới đây:

  • Cho mượn, cho thuê giấy phép để hành nghề khoan nước dưới đất
  • Hành nghề khoan nước dưới đất mà không có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của pháp luật
  • Hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn và một số hình thức xử phạt khai thác nước ngầm bổ sung, khắc phục hậu quả sau vi phạm

Quy định xử phạt trong luật khai thác nước ngầm

Quy định về khai thác nước ngầm

Căn cứ theo nghị định số 167/2018/NĐ - CP về việc quy hoạch hạn chế theo các quy định về khai thác nước ngầm như sau:

  • Đối tượng gồm cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến việc khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước ngầm và đồng thời áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác.
  • Quy định các cá nhân, tổ chức có hoạt động khai thác, sử dụng nước ngầm có quy định tại Điều 52 của Luật Tài nguyên nước
  • Việc thực hiện biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải được xây dựng theo lộ trình, kế hoạch cụ thể
  • Nếu biện pháp hạn chế khai thác có liên quan đến trám lấp giếng phải thực hiện theo quy định xử lý, trám lập giếng không sử dụng

Quý doanh nghiệp đang sử dụng giếng khoan để khai thác nước ngầm và có nhu cầu tìm hiểu xin giấy phép khai thác nước ngầm nhưng chưa tìm được đơn vị nào phù hợp.

Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lập giấy phép khai thác nước ngầm với thủ tục hồ sơ nhanh chóng, tư vấn miễn phí và cung cấp trọn gói dịch vụ giá tốt nhất trên thị trường hiện nay. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938.857.768 nhé!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:39 10-01-2025)
Giấy phép môi trường là hồ sơ thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp chính thức được triển khai cùng với quy ...
(09:59 16-09-2024)
Dịch vụ xử lý nước thải cho hộ chăn nuôi của Hợp Nhất ra đời với mục đích giúp doanh nghiệp xử lý tốt nguồn ...
(08:39 28-03-2024)
Việc thi công hệ thống xử lý nước thải là hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp phải triển khai trước khi dự án ...
(08:36 28-03-2024)
Dịch vụ tư vấn lập ĐTM dự án, viết báo cáo đánh giá tác động môi trường cho doanh nghiệp hoạt động ở tất cả ...
(16:47 30-10-2023)
Dịch vụ nâng công suất cho hệ thống xử lý nước thải tại công ty Môi trường Hợp Nhất rất linh hoạt và bám sát ...
(16:37 06-09-2023)
Dịch vụ tư vấn môi trường miễn phí qua zalo 24h. Tổng đài 0938857768 trực tuyến, tư vấn online 24/24 qua zalo hoàn toàn ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768