Quy hoạch làng nghề hạn chế ô nhiễm môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Môi trường vốn dĩ là điều kiện cần thiết nhất cho cuộc sống con người; là không gian sinh hoạt, làm việc; là không khí hít thở là nguồn nước sinh sống và là đất nơi chúng ta sản xuất. Môi trường sạch sẽ hạn chế bệnh tật, mang lại sức khỏe và duy trì tuổi thọ lâu hơn. Do đó mà xử lý nước thải tập trung tại các làng nghề trở thành vấn đề “nhức nhối” gây cản trở và khó khăn cho các cơ quan quản lý, BVMT. Vì vậy cần có kế hoạch quy hoạch làng nghề một cách có hiệu quả.
Các vấn đề môi trường trong các làng nghề truyền thống
Hiện nay các làng nghề thường phân bố rải rác, có rất ít làng nghề được di dời đến các KCN, CCN hay các khu sản xuất tập trung. Đối với các làng nghề truyền thống lâu đời thường nằm trong các khu dân cư đông đúc nên thường gặp các vấn đề liên quan đến chi phí xử lý nước thải. Bên cạnh đó, các cơ quan còn chú trọng đưa tiêu chí làng nghề vào các KCN tập trung. Chẳng hạn, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm phải lên phương án quy hoạch tương ứng với các loại hình sản phẩm khác.
Các làng nghề nấu rượu thường có quy mô nhỏ vì thị trường tiêu thụ còn hạn chế, các hoạt động sản xuất chủ yếu theo tiêu chuẩn hộ gia đình, quy mô cũng không lớn còn chất thải thì được tận dụng triệt để trong chăn nuôi. Vì thế việc quy hoạch các làng nghề thường không thích hợp.
Còn đối với làng nghề sản xuất bún, bánh, đậu phụ lại có diện tích lớn thì cần di dời đến khu vực tập trung. Ước tính mỗi làng nghề tập trung đến 35% hộ với công suất sản xuất trên 100 kg nguyên liệu/hộ/ngày. Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm cũng mang nhiều đặc thù. Và phương án quy hoạch hợp lý thường tập trung tại các khu đất riêng nhằm đảm bảo các vấn đề môi trường.
Quá trình quy hoạch làng nghề chế biến thực phẩm
Đối với các làng nghề chế biến thực phẩm thường áp dụng theo kiểu quy hoạch phân tán. Đặc biệt, các hộ gia đình phải xây hầm biogas để xử lý chất thải từ các quá trình sản xuất. Trong đó nhiều hộ gia đình kết hợp cùng mô hình chăn nuôi từ việc tận dụng bã thừa để làm thức ăn cho vật nuôi.
Do đó mà vừa kết hợp xử lý nước thải làng nghề vừa xử lý nước thải chăn nuôi. Bởi lẽ, hoạt động chăn nuôi phát sinh nguồn thải lớn từ phân, thức ăn thừa, nước vệ sinh chuồng trại nên phải xử lý qua hầm biogas kỵ khí. Ứng dụng biogas mang lại giá trị kinh tế lớn nhưng các hộ phải đảm bảo xử lý đúng kỹ thuật, tránh xây dựng hầm không đúng quy chuẩn dẫn đến gây ra nhiều hậu quả ô nhiễm lớn.
Ngành này sử dụng nguồn nước rất lớn, chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, gây ra mùi khó chịu đối với môi trường nếu không có phương án xử lý nước thải chế biến thực phẩm đúng cách. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi làng nghề được quy hoạch kết hợp đồng thời với chương trình quản lý môi trường phù hợp.
Đối với nhiệm vụ quy hoạch hệ thống thu gom nước thải sản xuất và sinh hoạt phải có cống ngầm che chắn. Mỗi tuyến cống phải có nhiều hố ga vì nguồn thải này chứa nhiều rác thải (bã, thức ăn thừa, rác sinh hoạt) nếu không xử lý rất dễ gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ống. Khoảng cách giữa mỗi hố ga cách nhau từ 50 – 100m.
Nguồn thải đi qua các hố ga liên tục mà không bị ứ động nên không gây ra hiện tượng phân hủy sinh học phát sinh mùi hôi thối nồng nặc. Bằng cách quy hoạch cống ngầm hợp lý vừa không làm mất thẩm mỹ cảnh quan vừa hạn chế xử lý triệt để nguồn thải dễ dàng hơn. Trong suốt quá trình di chuyển, nguồn nước bị loại bỏ rác thải, đất cát còn nước thải chảy sang ao/hồ tập trung để giảm hàm lượng các tạp chất ô nhiễm khác.
Mô hình quản lý chất thải từ các hố ga có thể áp dụng trong nhiều làng nghề. Nhưng để duy trì hiệu quả xử lý cần thường xuyên nạo vét trên các tuyến cống và tăng hiệu quả thu gom rác thải. Các gia đình được giao phụ trách quản lý hố ga phải có trách nhiệm bảo vệ tuyến cống tại khu vực hoạt động và thông báo sự cố để có phương án giải quyết kịp thời.
Đất là môi trường cần thiết trong nông nghiệp. Nhưng bã thải không được thu gom, đổ bừa bãi, nước thải sản xuất và chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp vào cống rãnh sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Khi đất không đảm bảo chất lượng sẽ gây độc hại ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, thức ăn và nước uống của con người. Với những lý do trên, các địa phương cần lên phương án quy hoạch làng nghề tập trung một cách hợp lý hơn.
Mọi thắc mắc về các vấn đề xử lý môi trường, vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ!