Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động
Đã kiểm duyệt nội dung
Thực hiện báo cáo quan trắc môi trường lao động theo định kỳ cho doanh nghiệp là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp có sử dụng người lao động. Trong đó, doanh nghiệp phải hoàn thiện các hoạt động quan trắc nhiều chỉ tiêu quan trọng phù hợp với nguyên tắc, quy trình theo đúng quy định.
Đồng thời khi không thực hiện đầy đủ, Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình bằng các mức xử phạt vi phạm hành chính.
Nguyên tắc quan trắc môi trường lao động
Đơn vị quan trắc phải thực hiện đầy đủ các yếu tố có hại, đánh giá gánh nặng lao động, chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my. Các quá trình quan trắc phải thực hiện theo kế hoạch và điều kiện môi trường lao động.
Theo đó, hoạt động này phải đảm bảo các vấn đề quan trọng như:
- Phải thực hiện trong thời gian cơ sở đang sản xuất, kinh doanh.
- Lấy mẫu phân tích theo phương pháp phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.
Nếu cần bổ sung thêm các yếu tố có hại phải cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động khi:
- Khi cơ sở có thay đổi quy trình công nghệ, sản xuất hoặc cải tạo, nâng cấp tại cơ sở lao động có phát sinh các yếu tố nguy hại gây ra các bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Đơn vị tư vấn đề xuất bổ sung hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Vì sao phải quan trắc Egonomic?
Egonomic liên quan đến máy móc, thiết bị, sản phẩm, môi trường. Nó có mối quan hệ mật thiết với phương thức sản xuất, sinh hoạt với đặc điểm hình thái, sinh lý, tâm lý con người. Khi tiến hành quan trắc yếu tố này sẽ giúp tăng năng suất lao động.
Quan trắc chỉ tiêu Egonomic giúp bảo vệ sức khỏe người lao động, giảm tác hại nghề nghiệp, phòng chống nhiều bệnh liên quan khác. Khi kiểm soát tốt Egonomic giúp tăng năng suất lao động hiệu quả, chất lượng và tốt hơn. Do đó mà mọi cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải tiến hành quan trắc môi trường Egonomic.
Quá trình quan trắc Egonomic giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động vừa tuân thủ thực hiện đầy đủ các yêu cầu về vấn đề BVMT lao động tối ưu. Cụ thể, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo điều kiện môi trường, kiểm tra, đánh giá yếu tố có hại tại nơi làm việc. Đồng thời phải giảm thiểu tác hại, cải thiện điều kiện lao động.
Quy trình quan trắc môi trường lao động
Tại Điều 37 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP có quy định thực hiện quan trắc môi trường lao động bao gồm:
- Các tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động phải đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc như hiệu chỉnh theo đúng kỹ thuật.
- Phải tuân thủ các quy trình, chương trình quan trắc.
- Các kết quả quan trắc phải đảm bảo chính xác, trung thực và đáng tin cậy.
- Với kết quả không đảm bảo thì doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp cải thiện tình trạng lao động, giảm các yếu tố có hại hoặc chủ động phòng chống các bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức khám sức khỏe cho người lao động nhằm ngăn chặn sớm các bệnh nghề nghiệp trong môi trường lao động của các quy trình sản xuất của nhà xưởng.
Xử phạt khi quan trắc lao động không đúng quy trình
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/04/2020, với trường hợp không thực hiện đúng quy trình sẽ bị xử phạt:
- Bị phạt từ 80 – 120 triệu với tổ chức quan trắc có một trong những hành vi như gian lận trong quan trắc môi trường lao động, thực hiện quan trắc không đúng quy trình.
- Đình chỉ hoạt động quan trắc từ 3 – 6 tháng.
Trên đây là một số yêu cầu liên quan đến quan trắc môi trường lao động. Ngoài ra, Quý KH cần tư vấn lập hồ sơ môi trường như: giấy phép xả thải, lập ĐTM, kế hoạch BVMT thì hãy liên hệ với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.