Quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý là giai đoạn xử lý nước thải giai đoạn sơ khai. Nhờ các quá trình lắng, lọc, chắn rác hoặc tuyển nổi sẽ hạn chế khối lượng các tạp chất ô nhiễm. Hợp Nhất – đơn vị xử lý nước thải uy tín – chất lượng tại TP. HCM tự hào là đơn vị chuyên thi công, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải có sử dụng phương pháp vật lý đem đến công dụng tối ưu nhất.
Các giai đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý
Song chắn rác
Song chắn rác là một phần không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống xử lý nước thải , tất cả lượng rác thải, các chất cặn bẩn có kích thước tương đương sẽ được giữ lại hoàn toàn bao gồm vỏ nhựa, bao bì nylon, khăn giấy,… để tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tắc đường ống, hư hỏng máy bơm. Đây là bước tiền xử lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả cho toàn bộ hệ thống được hoạt động ổn định hơn.
Bể điều hòa
Nước thải trong bể điều hòa được điều chỉnh nồng độ và liều lượng nhờ máy sục khí hoạt động liên tục. Máy sục khí tiến hành khuấy trộn dòng nước tránh gây các hạt cặn lắng xuống đáy đảm bảo cho quá trình keo tụ - tạo bông diễn ra thuận lợi, đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt chuẩn.
Các dạng bể điều hòa:
- Bể điều hòa điều chỉnh lưu lượng
- Bể điều hòa điều chỉnh nồng độ
- Bể điều hòa điều chỉnh lưu lượng và nồng độ
Bể lắng cát
Bể lắng là nơi lắng cặn dùng để tách các chất không tan có kích thước vô cùng nhỏ từ 0,2 – 2 mm để bảo vệ các thiết bị máy móc không bị hư hỏng, giảm hàm lượng chất rắn cho các công đoạn xử lý về sau. Bể lắng cát là giai đoạn không thể thiếu trong xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý.
Có 2 loại bể:
Bể lắng ngang: có hình chữ nhật, đầu bể có đặt hố thu và dòng nước có xu hướng chuyển động quanh thân bể.
Bể lắng đứng: vì dòng nước chuyển động từ dưới lên trong bể lắng ngang làm xáo trộn mà các hạt cát có xu hướng lắng xuống dưới đáy bể.
Bể lắng tiếp tuyến: hình tròn nên nước di chuyển từ tâm được thu vào máng tập trung và được thải ra ngoài; chịu tác dụng của lực ly tâm và trọng lực.
Bể lắng làm thoáng: thiết bị phun khí làm dòng nước di chuyển theo chiều xoắn ốc, giữ lại các chất hữu cơ và làm cát và bùn lặng xuống đáy.
Bể lắng
Bể lắng làm nhiệm vụ lắng các tạp chất không hòa tan trong nước loại bỏ hoàn toàn khỏi nước thải.
Dựa theo chức năng nên có thể chia bể lắng thành:
Bể lắng đợt 1: nhiệm vụ là tách các chất rắn, chất bẩn lơ lửng không hòa ta và vị trí đặt bể ở trước công trình xử lý.
Bể lắng đợt 2: nhiệm vụ là lắng cặn vi sinh (lắng bông cặn), bùn trong nước thải và vị trí đặt bể ở sau công trình xử lý.
Lắng đợt 3: là quá trình lắng của các hạt cặn có nồng độ cao, thường xảy ra ở bể nén bùn.
Lọc tách các chất rắn
Nếu như bể lắng không loại bỏ hoàn toàn các chất có kích thước nhỏ trong nước thải thì hệ thống lọc sẽ tiến hành thực hiện công việc đó. Nước thải đi qua lớp vật liệu lọc và giữ lại các tạp chất
Các dạng lọc thường được sử dụng: lọc kim loại, lọc vải, lọc bằng giấy, lọc cát.
Vật liệu lọc bao gồm: cát thạch anh, sỏi, than hoạt tính. Tùy thuộc vào từng loại nước thải khác nhau sẽ tiến hành sử dụng loại vật liệu lọc thích hợp.
Tuyển nổi
Khi sử dụng phương pháp này sẽ sử dụng phương pháp ứng dụng thổi khí liên tục tạo ra nhiều bọt khí làm keo dính nhiều chất cặn bã trong dòng nước thải. Quá trình tuyển nổi thường được dùng để tách dầu mỡ, váng dầu, chất béo hoặc chất rắn lơ lửng trong nước thải đi ra ngoài. Bồn khí tan hòa trộn nước và không khí với nhau nhờ bơm áp lực. Các hạt cặn nhờ thế mà bám vào dòng khí hòa tan nổi lên trên nên được gọi là tuyển nổi.
Trên đây là những thông tin khái quát về xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý cơ bản nhất. Nếu Quý doanh nghiệp còn thắc mắc trong các vấn đề xử lý nước thải hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0938.857.768.