Quy trình XLNT nhà máy bia hiệu quả nhất
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo báo cáo của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, nước ta là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về mức độ tiêu thụ bia hằng năm. Bia gần như có mặt trong mọi cuộc vui của người Việt. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành đồ uống cũng tạo ra không ít tác động tiêu cực lên môi trường. Xử lý nước thải nhà máy bia cũng là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Vậy có các biện pháp xử lý nào?
1. Nước thải nhà máy bia phát sinh từ công đoạn nào?
Nước thải trong nhà máy bia thường chứa độ pH cao, nhiều chất hữu cơ và có nhiệt độ cao. Đặc biệt, nước thải nhà máy bia xuất hiện ở nhiều giai đoạn. Cụ thể:
- Giai đoạn nấu bia hay còn gọi là đường hóa.
- Giai đoạn lên men thường sinh ra nước thải chứa nhiều xác men, khoáng chất và bia cặn.
- Giai đoạn sản xuất như quá trình vệ sinh chai lọ, két chứa bia, vệ sinh sàn, thiết bị lọc.
- Giai đoạn thành phẩm gồm các hoạt động chiết bia sang các chai làm rớt nước bia ra ngoài.
2. Quy trình các bước xử lý nước thải nhà máy bia
Bước 1: Bể thu gom
Đầu tiên, nước thải ở nhà máy sản xuất bia sẽ được gom bằng đường ống và tập trung tại khu vực bể thu gom. Tại đây thường được trang bị song chắn rác, lưới lọc rác với mục đích loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn.
Bước 2: Bể điều hòa
Sau đó, nước từ bể thu gom sẽ được dẫn qua bể điều hòa. Tại đây, các thiết bị khuấy trộn sẽ hoạt động liên tục nhằm giúp cho nước thải không bị lắng cặn, làm loãng nồng độ các chất độc hại, đảm bảo lượng pH ổn định và tránh xảy ra hiện tượng yếm khí.
Bước 3: Bể UASB
Tiếp theo, nước thải từ bể điều hòa sẽ được đưa đến bể kỵ khí. Tại đây, dưới tác động của các vi sinh vật (VSV) kỵ khí trong môi trường không cung cấp oxy sẽ xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải và chuyển hóa thành khí sinh học.
Bước 4: Bể hiếu khí (Aerotank)
Thông qua hệ thống phân phối khí lắp đặt bên dưới đáy bể, nước thải và bùn hoạt tính được trộn đều. Tại đây, việc cấp oxy hòa tan diễn ra liên tục tạo điều kiện tối ưu để VSV hiếu khí hoạt động và hấp thụ, phân hủy chất hữu cơ trong nước thải tạo thành nước, CO2 cùng nhiều tạp chất vô hại. Tiếp theo, hỗn hợp bùn + nước trong bể sẽ được chuyển sang bể lắng thứ cấp.
Bước 5: Bể lắng thứ cấp
Tại bể lắng diễn ra các quá trình như sau:
- Lắng bùn hoạt tính và loại bỏ chất rắn lơ lửng trong nước.
- Một phần bùn hoạt tính được bơm sang bể kỵ khí để duy trì mật độ sinh khối, phần còn lại được chuyển sang bể nén bùn. Bùn được nén sau khi qua máy ép bùn có thể được thu gom lại dùng làm phân bón.
Bước 6: Bể khử trùng
Tác dụng của bể khử trùng là tiêu diệt các sinh vật gây bệnh. Thông thường, nước thải qua bể khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn cho phép và được thải ra nơi tiếp nhận.
3. Công ty xử lý nước thải uy tín hàng đầu
Với 10 năm kinh nghiệm, Công ty môi trường Hợp Nhất là đơn vị được nhiều đối tác tín nhiệm và đồng hành cùng nhiều dự án xử lý nước thải quan trọng. Chúng tôi luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, cam kết đem đến cho khách hàng các biện pháp xử lý nước thải tiên tiên với giá thành cạnh tranh nhất.
Quý doanh nghiệp nếu có nhu cầu tư vấn về xả thải hoặc các thủ tục môi trường, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938.857.768 để được giải đáp chi tiết!