Quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia
Đã kiểm duyệt nội dung
Ngành sản xuất bia tại Việt Nam là một trong những ngành "ăn nên làm ra" với tốc độ tăng trưởng nhảy vọt. Tuy nhiên, nước thải từ các nhà máy sản xuất bia đã và đang là một vấn đề nhức nhối cho các công tác xử lý môi trường, xử lý nước thải ô nhiễm. Để khắc phục triệt để được vấn đề này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải sản xuất bia. Vậy phương pháp xử lý và công nghệ nào là tối ưu nhất? Quy trình xử lý ra sao?
1. Thành phần và nguồn gốc của nước thải sản xuất bia
Trong nhiều năm qua, lượng tiêu thụ bia ở nước ta có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới. Theo thông kê của văn phòng tổ chức Y tế thế giới, thì Việt Nam đứng thứ 64 thế giới, thứ 3 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về lượng tiêu thụ bia. Năm 2016, trung bình mỗi người việt tiêu thụ 8.3 lít, ước tính đến năm 2025, con sỗ này sẽ là 7 lít/người/năm.
Không chỉ đối với ngành sản xuất bia, nước thải từ các ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát thường có lưu lượng xả thải tương dối cao với một số thành phần là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường: COD, BOD, CO, TSS, Photpho, Nito, các dung môi – hóa chất, vu khuẩn,…Đây đều là những chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt dộng của con người và động vật.
Vậy nguồn gốc phát sinh nước thải bia đến từ đâu? Chúng đến từ một số công đoạn trong quá trình sản xuất bia như:
- Công đoạn lên men;
- Công đoạn nấu – đường hóa;
- Công đoạn hoàn tất sản phẩm.
Ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ một số hoạt động khác như: tẩy rửa trang thiết bị, lau sàn, khu vệ sinh – khu bếp của cán bộ nhân viên trong các hoạt động sinh hoạt đời thường.
2. Công nghệ, phương pháp xử lý nước thải nhà máy bia
Cũng giống như cách xử lý nước thải sản xuất, nước thải sản xuất bia cũng được xử lý theo một quy trình chuẩn, theo đúng sơ đồ sau:
Song chắn rác với chức năng giữ lại các thành phần tạp chất thô lẫn trong nước thải. Sau khi đi qua song chắn rác, nước thải được đưa về bể thu gom sau đó qua hệ thống bơm được đẩy qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa thì lượng nước thải và nồng độ nước thải được súc khí liên tục để tạo sự xáo trộn để ngăn cản quá trình lắng và phát sinh mùi hôi, qua đó giúp các giai đoạn tiếp theo của quy trình xử lý vận hành ổn định va hiệu quả hơn.
Qua bể điều hòa, hệ thống bơm chìm tiếp tục đưa nước thải sang bể lắng 1 – bể có chức năng xử lý các chất rắn lơ lửng. Qua một thời gian nhất định, nước thải tiếp tục đưa đến bể UASB – đây chính là khâu xử lý chính của quy trình xử lý nước thải sản xuất bia. Tại đây, các sinh vật kị khí có chức năng làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm như: BOD, CO, COD,..
Quá trình xử lý nước thải nhà máy bia, tiếp tục khi nước thải qua bể UASB để sang bể MBBR. Tại đây chứa các giá thể lơ lửng sẽ được cấp khí để tạo ra môi trường thuận lợi nhất để diễn ra quá trình sinh học hiếu khí, thiếu khí, kị khí ở từng các lớp màng MBBR để làm giảm nồng độ các chất: N, P, BOD, COD,…
Tiếp sau đó là nước trong sẽ được dẫn qua bể lắng 2 và bể khử trùng để diệt khuẩn. Qua bể khử trùng thì nước thải đã đạt tiêu chuẩn xả thải và được dẫn đến nguồn tiếp nhận. Bùn tại các bể UASB và bể lắng được bơm qua bể chứa bùn để đưa vào máy ép bùn sau đó được tận dụng lại hoặc chôn lấp.
Cũng giống như các hệ thống xử lý nước thải từ các ngành sản xuất khác, hệ thống xử lý nước thải sản xuất bia cũng đem lại hiệu quả cao, dễ vận hành, dễ bảo trì – quản lý.
Mọi chi tiết và thắc mắc về công nghệ, Quý khách hàng vui lòng gọi tới Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn.