Rác thải kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch biển
Đã kiểm duyệt nội dung
Ô nhiễm môi trường biển bởi rác thải nhựa gây nhiều thách thức với hệ sinh thái thủy sinh vật biển mà còn kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch biển tại Việt Nam.
Du lịch biển tại Việt Nam có nhiều lợi thế từ thiên nhiên
Nước ta có trên 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, trên 2.770 các đảo ven bờ và rất nhiều bãi tắm ven biển trải dài từ Bắc vào Nam với sự phong phú, đa dạng về quần thể sinh thái và nhiều đặc trưng khác nhau.
Có thể nói, Việt Nam là nước có nhiều lợi thế từ thiên nhiên để phát triển ngành du lịch biển. Và ngành du lịch biển cũng chiếm trên 70% tổng số doanh thu của toàn ngành du lịch trên cả nước. Ngoài ra, du lịch biển cũng cho thấy sức hút hơn các ngành du lịch khác, chiếm trên 50 % du khách nội địa và 70% khách du lịch từ quốc tế.
Thế nhưng, trước nguy cơ mang tính toàn cầu mang tên ô nhiễm môi trường biển thì nước ta cũng đang gặp phải một số thách thức và khó khăn trong việc phát triển ngành du lịch theo một hướng mới. Thậm chí, có thể nói ô nhiễm môi trường biển là một trong những nguyên nhân chính đang kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch biển.
Rác thải hạn chế sự phát triển của ngành du lịch biển
Như ở bài viết trước, chúng tôi – công ty môi trường Hợp Nhất đã chia sẻ về thực trạng ô nhiễm môi trường biển cũng như các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa. Có đến gần 80% rác thải trên vùng biển Việt Nam là rác thải nội địa và hầu hết chúng phát sinh từ các hoạt động sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp, cụm công nghiệp, KCN,..
Đa phần chúng đều là rác thải nhựa, túi nilon,…chất thải khó phân hủy được xả thẳng ra môi trường mà không qua bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải, rác thải nào. Đây chắc chắn là nguồn phát thải làm suy thoái, hủy hoại môi trường sống của các động vật trong quần thể hệ sinh thái biển.
Những con số thống kê cũng cho thấy, Việt Nam là một trong những nước nằm trong top đầu về xả rác thải ra biển. Và hiện nay, tại cá bải tắm trên địa bàn thành phố Nha Trang có khoảng 10 tấn rác thải từ các hoạt động sinh hoạt, du lịch,…xả thẳng ra biển. Một số bãi tắm tại Bà Rịa - Vũng Tàu như: Hồ Cốc, Long Hải, Bãi Dâu, Bãi Trước, Bãi Sau,…cũng có những dấu hiệu rõ ràng của sự ô nhiễm.
Trước tình trạng này, chất lượng môi trường của ngành du lịch Việt Nam đã tụt từ vị trí 93 xuống vị trí 122/133 nước. Đây là một thực tế đáng buồn nhưng cần nhìn nhận rõ ràng về sự suy thoái môi trường biển nói riêng và môi trường du lịch trong nước nói chung.
Đứng trước những hệ lụy nặng nề từ rác thải, muốn cải thiện môi trường biển thì không chỉ đòi hỏi công tác quản lý - kiểm tra chặt chẽ của cơ quan chức năng mà còn yêu cầu mỗi người dân Việt Nam cần nhận thức rõ được ý thức và trách nhiệm của mình trong các công tác bảo vệ môi trường.
Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất công nghiệp phát sinh nguồn thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường. Các đơn vị này cần nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện theo quy định của luật tài nguyên nước và luật bảo vệ môi trường thông qua các hồ sơ: giấy phép xả thải hay kế hoạch bảo vệ môi trường.