Rác thải nhựa, làm sao để tái chế?
Đã kiểm duyệt nội dung
Với khối lượng rác khổng lồ mà thế giới thải ra mỗi ngày, làm thế nào để biến chúng thành những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống? Dưới đây công ty môi trường Hợp Nhất sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm được các quốc gia phát triển chia sẻ.
Học hỏi kinh nghiệm đốt rác phát điện ở các nước phát triển
Từ lâu ở các nước phát triển, người ta đã triển khai thành công dự án “Waste to Energy” (xử lý rác thành năng lượng) từ lượng nhiệt sinh ra trong quá trình đốt để sản xuất hơi nước nóng. Những lò hơi này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sưởi ấm tại các nước ôn đới.
Cho đến những năm 2000, nhiều dự án hay trung tâm đốt chất thải phát điện ra đời. Các cơ sở này hoạt động mạnh mẽ với khả năng “tiêu thụ” lượng rác khổng lồ chủ yếu để sản xuất nhiệt hơi làm quay tubin trong sản xuất điện.
Quy trình của công nghệ đốt rác phát điện hoạt động theo trình tự các bước:
Bước 1: Thu gom và phân loại rác
Vì rác thải có nhiều loại gồm kim loại, mảnh sành sứ, chất hữu cơ, túi nilon cùng các sản phẩm cao su, plastic hoặc nhiều đất đá nữa nên việc thu gom đúng cách giúp cho việc xử lý dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Rác ẩm hay chứa ít thành phần cháy thì việc đốt rác không khả thi vì quá trình cháy không được duy trì lâu. Vấn đề này thường tập trung đối với khu vực có ít rác hữu cơ.
- Rác chứa nhiều nilon, hợp chất nhựa, thực phẩm dạng thịt, cao su, vải vụn, pin,.. Là những thành phần dễ cháy nhưng có tính phát thải độc hại lớn, chủ yếu mang tính axit, furan, dioxinde, hơi chì. Đây đều là những loại khí độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Do đó khi tiến hành đốt những loại rác này đòi hỏi phải ứng dụng hệ thống xử lý khí thải lò đốt đạt chuẩn.
- Rác thải chứa nhiều đất đá, cồng kềnh lại gây khó khăn trong việc loại bỏ hoặc luân chuyển đi nơi khác.
- Quá trình thu gom và tập kết rác luôn gây ô nhiễm khiến người lao động và hộ dân chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất về mùi hôi.
Bước 2: Chế biến rác thải thành nhiên liệu
- Phân rác thải thành dạng cháy được như giấy, nilon, cao su,...; dạng hữu cơ như rau củ, quả, thực phẩm thừa; dạng trơ không cháy như đất đá, vật liệu xây dựng,…
- Phân loại cháy được có thể tách ráo nước để sấy khô, nghiền chế biến thành nhiên liệu đốt hoặc tùy theo công nghệ sử dụng.
- Hợp chất hữu cơ đem đi chôn lấp đúng kỹ thuật hoặc ngâm ủ lên khí sinh học CH4 và đốt cháy trong lò hơi.
- Còn những chất trơ thì đem đi chôn lấp
Làm thế nào tái chế rác thải nhựa?
Hầu hết, các thành phần cơ bản trong rác thải nhựa là polyme đều có thể đem đi tái chế 100%. Đây là loại nhựa có thể tái sử dụng bằng quy trình đơn giản như nghiền nát thành mảnh vụn, nung chảy hoặc tái sử dụng. Loại nhựa này có đặc tính cơ học thấp hơn nhựa tinh khiết, vì tiếp xúc với nhiệt độ cao thì polyme sẽ giảm chất lượng.
Các loại nhựa như PET, polyethylene therephtalate thường tái chế thành chai nước ngọt. Và tất nhiên, xử lý khí thải phát sinh trong quá trình tái chế cũng là công việc được tiến hành song song ở mỗi quy trình.
Để khắc phục những hậu quả này, polyme cùng các hợp chất khác có thể được khôi phục bằng cách trộn lẫn với chất phụ gia hoặc nhựa tinh khiết. Nhựa thường có đặc tính bền, chắc, nhẹ, dễ đúc và đặc biệt có thể đem đi tái chế nên chúng thường trở thành các vật liệu xây dựng.
Hiện nay, người ta cũng bắt đầu nghiên cứu và chế tác thành loại gạch từ nhựa tái chế. Theo đó, hàng loạt sản phẩm sử dụng hỗn hợp nhựa khiết hay nhựa tái chế, PET, polyethylene, mùn cưa, chất thải rắn. Điển hình như ở Nhật Bản người ta chế tạo thành công loại thiết bị nhỏ gọn có khả năng biến rác thải nhựa thành nhiên liệu bằng quy trình đơn giản và chi phí thấp.