Rác thải nhựa và Đại dương xanh
Đã kiểm duyệt nội dung
Cá heo, cá voi, chim hải âu và cùng nhiều sinh vật biển khác đang bị suy giảm số lượng đến mức báo động. Và điều đáng nói, hàng trăm nghìn thứ rác thải mỗi năm trôi nổi ra khắp đại dương lại phá hủy môi trường sống của các sinh vật biển.
Đại dương và nỗi lo vì rác thải nhựa
Đại dương chiếm diện tích lớn trên bề mặt trái đất. Nó được coi là máy điều hòa, cung cấp nguồn oxy cho hành tinh và môi trường. Đại dương là yếu tố để tạo mưa, điều hòa khí hậu để duy trì sự sống của con người và sinh vật.
Không chỉ trên đất liền, môi trường biển và đại dương cũng tồn tại nhiều loài động vật, tài nguyên có giá trị. Ngày nay ngoài việc đóng vai trò làm đường giao thông, vận tải chính giữa các quốc gia, các đại dương cung cấp nguồn lợi thủy hải sản lớn.
Trong thời gian gần đây, người ta ước tính có hàng trăm loài động vật dưới biển chết hoặc bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm nhựa. Rác thải nhựa đại dương khủng khiếp hơn nhiều so với việc chúng ta tưởng tượng hay nhìn thấy qua ti vi. Nhựa đại dương có tốc độ phân hủy chậm và chúng không hoàn toàn biến mất mà chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác gây nguy hiểm cho nhiều loài.
Đại dương rộng lớn lắm dù có xả thải thì cũng không sao. Đại dương sâu, chất thải lắng xuống đáy thì cũng không sao. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Trong thời gian gần đây, nhiều nhà khoa học chứng minh các đại dương trên trái đất đang ở mức báo động đỏ vì ô nhiễm.
Nhiều loài động vật dưới biến lầm tưởng rác thải là thức ăn. Và hậu quả là nhiều loài cá biển suy giảm, còn cá voi, cá heo cũng suy giảm số lượng trong thời gian gần đây.
Động vật dưới biển nuốt nhầm rác thải nhựa
Hiện nay, rác thải nhựa trôi nổi trên đại dương phổ biến nhất là bao bì ny lon. Trong môi trường nước, chúng trôi nổi với nhiều hình dạng như sứa biển. Đặc biệt là mùi thức ăn đã thu hút khứu giác của nhiều loài.
Rùa biển, cá voi hay chim biển vô tình lại tưởng đó là thức ăn nên chúng thường nuốt phải nhiều mảnh vụn. Điều đáng nói, rác thải nhựa lại có thời gian phân hủy rất chậm. Trong thời gian này vì tác động của môi trường nước mà các thành phần hóa học của chúng biến mất và thay vào đó nó giống như mùi thức ăn.
Loài nào chịu ảnh hưởng nhất từ rác thải nhựa?
Chim hải âu chân vịt là một trong những loài đầu tiên chịu tác động. Nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng loài chim này khi ăn phải rác thải nhựa khiến quá trình tăng trưởng khá chậm và suy giảm chức năng của thận. Bên cạnh đó cũng có hàng loạt loài chim phải chết, và trong tương lai sẽ có hàng triệu chim biển cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Những loài cá voi khi ăn phải mảnh nhựa sẽ khiến hệ thống tiêu hóa của chúng bị tắc nghẽn. Nhiều trường hợp người ta tìm thấy túi ni lon và quả bóng bay trong dạ dày của chúng.
Rùa biển cũng nằm trong danh sách này. Hàng năm có hàng trăm con rùa biển chết vì mắc phải lưới đánh cá, ăn phải rác thải nhựa cùng nhiều loại khác. Ngoài ra, người ta cũng cho rằng rác thải nhựa còn ảnh hưởng đến quá trình nhân giống rùa.
Những mảnh nhựa chứa nhiều chất phụ gia, chúng đóng vai trò như chất độc, chất xúc tác sinh học. Một số thành phần có trong nhựa như nonylphenol, phthalates, bisphenol A, monome styrene là thành phần tác động đến các loài nhiều nhất.
Ngoài ra, các hạt vi nhựa có khả năng hấp phụ nhiều chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nước biển và trầm tích. Do đó khi các sinh vật biển nuốt phải những hạt vi nhựa sẽ làm tăng nguy cơ đột biến, chết hoặc làm rối loạn đường hô hấp, tiêu hóa của chúng.
Công ty môi trường Hợp Nhất hy vọng là với những chia sẻ trên đây thì bạn đọc và các doanh nghiệp trong nước sẽ có cái nhìn mới, qua đó có các giải pháp để bảo vệ môi trường!