Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước như thế nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo Unicef, nước ta đang đứng trong top 5 những quốc gia trên thế giới bị ô nhiễm nguồn nước do lượng rác thải đổ ra sông, biển chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan, Philipine, Indonesia. Tình trạng rác thải sinh hoạt vứt lung tung làm tắc nghẽn đường ống gây ô môi trường nước mặt và nước ngầm đang ngày càng nghiêm trọng. Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước như thế nào? Hãy cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến nguồn nước như thế nào?
Trong vài thập kỷ qua, nước ta có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cùng với tốc độ gia tăng dân số chóng mặt. Điều này đã tạo ra sức ép không nhỏ đối với môi trường. Theo các số liệu thống kê, lượng rác thải sinh hoạt ở nước ta là 25 triệu tấn mỗi năm nhưng chỉ có 30% lượng rác được xử lý bằng cách đốt hoặc sản xuất thành phân hữu cơ. Phần còn lại không chỉ gây ô nhiễm đất, không khí mà còn ô nhiễm nguồn nước. Rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước mặt và cả mạch nước ngầm dưới lòng đất.
1.1. Gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Nước ta có hệ thống nước mặt với hơn 2.360 con sông, suối dày hơn 10km cùng với hàng nghìn ao, hồ. Đây là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật và hàng triệu con người cũng sử dụng nguồn cung cấp từ nguồn nước này cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái chất lượng nguồn nước mặt đang diễn ra nhanh chóng do việc khai thác quá mức và ô nhiễm bởi rác.
Trên địa bàn TP. HCM có khoảng 2.000 con kênh rạch, trong đó có nhiều tuyến kênh rạch bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến dòng chảy và các phương tiện lưu thông trên đó. Trong đó nhiều con sông, kênh rách đang dần chết bởi rác thải sinh hoạt.
Ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của nhiều người dân nước ta chưa cao. Nhiều người có thói quen vứt rác bừa bãi, vứt rác bất kỳ chỗ nào khi ăn/uống xong hoặc tiện tay là vứt. Vì vậy không ngạc nhiên khi tại Việt Nam, nhiều con sông, kênh rạch ngập trong biển rác.
Tình trạng vứt rác xuống khu vực thượng nguồn, ở đầu con sông, kênh gây ô nhiễm cả dòng sông vì nước chảy từ phía đầu nguồn xuống khu vực hạ nguồn. Mức độ ô nhiễm sẽ tùy thuộc vào lượng rác thải. Ô nhiễm nước mặt không chỉ gây biến đổi tính chất của nguồn nước mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến những cư dân sống và phụ thuộc vào nguồn nước trên dòng sông hoặc con kênh đó, nghiêm trọng hơn là nguy cơ bệnh tật từ việc sử dụng nguồn nước mặt bị ô nhiễm để sinh hoạt.
Ngoài rác thải sinh hoạt thì rác thải y tế, rác thải trong nông nghiệp và các ngành sản xuất công nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước. Ở nông thôn, chất thải sinh hoạt và chất thải của gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đổ trực tiếp xuống ao hồ, sông suối gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.
1.2. Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm
Không chỉ ô nhiễm nước mặt, rác thải sinh hoạt cũng làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tình trạng rác thải vứt bừa bãi xuống sông, ngòi khiến sông ngòi bị bồi lắng lâu ngày không thể nạo vét hết được. Các chất thải nặng lắng xuống đáy sông sau một thời gian 1 phần rác thải được sinh vật tiêu thụ, phần còn lại không tiêu thụ được thấm xuống mạch nước ngầm và gây biến đổi tính chất của nguồn nước ngầm.
Trời mưa, nước thải rỉ rác từ các bãi rác thải sinh hoạt theo dòng chảy đi vào nguồn nước mặt gây ô nhiễm nước mặt hoặc ngấm xuống đất là ô nhiễm nước ngầm. Thêm vào đó, tại các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt, tình trạng nước rỉ rác thấm vào lòng đất và mạch nước ngầm cũng bị ảnh hưởng không ít.
1.3. Những tác hại khác
Rác thải sinh hoạt ngoài gây ô nhiễm nguồn nước còn gây ô nhiễm môi trường đất và không khí.
- Gây ô nhiễm đất: Rác thải sinh hoạt xử lý theo kiểu chôn lấp rất dễ gây ô nhiễm môi trường đất, giết chết các vi sinh vật có ích trong đất, ảnh hưởng đến cây trồng.
- Gây ô nhiễm không khí: Mùi hôi từ các bãi rác là vấn đề nhức nhối nhiều năm qua, những hộ dân cư sống gần các bãi rác không chỉ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý mà còn đối diện với nguy cơ bệnh tật. Các bãi rác chính là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng sinh sôi và phát triển.
2. Cần hành động để bảo vệ nguồn nước
Để giữ gìn nguồn nước, chúng ta cần có sự chung tay từ cộng đồng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như:
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả trực tiếp chất thải vào nguồn nước sạch.
- Sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước.
- Phân loại rác rác thải sinh hoạt.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư, khu chung cư.
- Tại nông thôn, khuyến khích người dân xây hầm tự hoại, xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra môi trường.
Khi mức sống của con người càng được nâng cao thì tải lượng rác thải cũng ngày tăng nhanh. Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia – Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường), hiện trạng môi trường nước ở nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi. Vì vậy, để giảm thiểu vấn nạn này ở hiện tại và cả tương lai, chúng ta cần phải hành động ngay từ bây giờ.
Trên đây là bài viết “rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước như thế nào?” được Hợp Nhất chia sẻ đến Quý bạn đọc. Để thường xuyên cập nhật thêm các tin tức môi trường thú vị khác, bạn bạn hãy thường xuyên truy cập vào website: moitruonghopnhat.com hoặc ấn nút THEO DÕI FANPAGE của Hợp Nhất nhé!
3. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo số liệu, thông tin và hình ảnh các từ nhiều nguồn.
- Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia – Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường);
- Wikipedia;
- Unicef;
- Tổng hợp.
Có thể bạn quan tâm: