Rào cản môi trường đến dịch vụ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải, xử lý khí thải hay dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn, CTNH đều thuộc một trong những dịch vụ môi trường mà bất kỳ quốc gia nào cũng đang phát triển ở mức độ nào đó. Còn ở Việt Nam, thị trường hàng hóa, dịch vụ môi tường vẫn chưa được phát triển mạnh. Vậy nguyên nhân nào khiến các dịch vụ này không mấy khả quan?
Tình hình phát triển hàng hóa môi trường
Với vị trí là nước đang phát triển, Việt Nam đang trên đà đổi mới và từng bước phát triển toàn diện hơn. Các bước tăng trưởng vượt bậc trong những năm vừa qua chứng tỏ sức cạnh tranh trên thị trường, tiềm năng kinh tế, nguồn tài nguyên dồi dào, nguồn nhân lực chất lượng đã thu hút ít nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Đi theo xu hướng phát triển của các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… các chiến lược phát triển bắt đầu chuyển ngược sang việc chú trọng các nguồn tài nguyên, khai thác và chế biến một cách tiết kiệm, hợp lý hơn. Vậy đó có phải tiền đề cho các doanh nghiệp tập trung mạnh hơn vào các sản phẩm, dịch vụ hàng hóa môi trường?
Nói có vẻ to lớn, nhưng hầu hết những sản phẩm, hàng hóa mà chúng ta đề cập ở đây là các thiết bị, máy móc và hệ thống xử lý chất thải. Việc đưa các chiến lược kinh doanh gắn liền với môi trường đã và đang từng bước gắn kết trách nhiệm của con người với thiên nhiên.
Vì thế mà không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp ở Mỹ dù bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại tiên tiến. Còn Nhật Bản không chỉ tập trung vào nước thải, họ cũng xây dựng chiến lược thu gom và xử lý rác thải, chất thải một cách khoa học, hiệu quả hơn.
Cả nước có hàng trăm KCN, CCN, làng nghề nằm rải rác, chưa kể các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ khác. Chính vì thế mà việc quản lý và kiểm soát môi trường của cơ quan nhà nước không mấy hiệu quả. Mới chỉ có hơn 80% trong số đó đầu tư và xây dựng các công trình xử lý chất thải. Các cơ sử tái chế chất thải, nhập khẩu phế liệu đảm bảo vệ sinh cũng khá ít.
Việc dựa vào các tiến bộ về khoa học – kỹ thuật ở nước ta còn khá thấp, chủ yếu vẫn nhập khẩu máy móc từ nước ngoài. Do vậy mà chi phí xử lý môi trường vẫn còn ở mức cao, khiến các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ lo ngại vì không có đủ khả năng đầu tư cho hệ thống xử lý hoàn chỉnh.
Không chỉ có vậy, thử thách lớn nhất là chúng ta vẫn chưa có đủ nguồn nhân lực chất lượng để vận hành tối đa. Các dịch vụ hàng hóa đa phần liên quan đến kỹ thuật, điều này đòi hỏi người vận hành phải am hiểu các quy trình sản xuất, phương thức sản xuất với thực trạng hệ thống vận hành xong rồi bỏ ngỏ hoặc hiệu suất kém cũng xuất phát từ các nguyên nhân này.
Chẳng hạn, chất thải rắn ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào phương pháp chôn lấp. Nhưng vì giải pháp này không còn phù hợp điều kiện tự nhiên, dễ phát tán gây ô nhiễm. Hướng đến việc phát triển bền vững, nhiều sáng chế mới ra đời, hoặc ứng dụng thêm các công nghệ hiện đại khác như ủ phân sinh học hoặc điện rác chất thải để sản xuất năng lượng.
Làm thế nào để phát triển dịch vụ môi trường?
Để tự do hóa thương mại nhiều sản phẩm, dịch vụ môi trường hơn cần tiến tới việc mở rộng, cải tiến và sáng chế thêm nhiều sản phẩm mới mang tính ứng dụng cao nhằm giảm chi phí xử lý môi trường.
Việc tiến tới hiện đại hóa các dịch vụ môi trường sẽ giúp phát triển nhanh thị trường hàng hóa môi trường, tiến tới tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu gây ô nhiễm, tập trung sản xuất năng lượng tái tạo, giảm và hạn chế sử dụng than, thu giữ cacbon hoặc cải tiến nhiều sản phẩm theo hướng bền vững hơn.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ và Nhà nước không ngừng đổi mới các chính sách nhằm tạo điều kiện phát huy các lợi thế liên quan đến dịch vụ môi trường. Hàng loạt cải cách thủ tục hành chính chứng tỏ nước ta bắt đầu tập trung, quan tâm nhiều đến môi trường để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm nổi cộm trong những năm vừa qua.
Những thay đổi mới không chỉ xây dựng thị trường hàng hóa môi trường mà còn tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau trong lĩnh vực BVMT. Lập báo cáo ĐTM, giấy phép môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường, các thay đổi về cơ chế sản xuất thân thiện với môi trường.
Hàng loạt dự án mới đang trong giai đoạn chờ triển khai xây dựng vì liên quan đến vấn đề công nghệ, giải pháp, quy hoạch, chi phí,…
Quý khách hàng và đối tác có thể tham khảo thêm một số dịch vụ môi trường củ Hợp Nhất!