RO trong sản xuất nước tinh khiết và khử mặn
Đã kiểm duyệt nội dung
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lắp đặt dây chuyền lọc nước cho trường học, công nghiệp, bệnh viện,… với hệ thống đảm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vì thế hôm nay, Hợp Nhất giới thiệu về 2 chức năng chính của công nghệ lọc nước RO (thẩm thấu ngược) – một trong những công nghệ được sử dụng phổ biến trong các dây chuyền lọc nước hiện nay.
RO khử mặn giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí
Công dụng chính của phương pháp thẩm thấu ngược là xử lý nước nhiễm mặn bằng màng lọc RO. Nó có nhiều lợi thế đáng kể so với phương pháp khử muối khác, chẳng hạn như trao đổi ion.
RO là công nghệ màng lọc theo áp suất để loại bỏ các muối hòa tan từ nước cấp qua màng bán thấm. Động lực để dòng nước chảy qua màng chỉ khi nào có sự chênh lệch về điện thế hóa học.
Khi áp suất thủy tĩnh cao hơn áp suất thẩm thấu cần thiết đối với nước cấp để phân tử nước chảy từ dung dịch có nồng độ muối cao sang phía thấm (ngược hướng với thẩm thấu tự nhiên).
Công nghệ RO vốn dĩ là quá trình tách màng sử dụng nhiều năng lượng. Nhưng so với các quy trình khử muối bằng nhiệt thông thường thì RO vẫn có mức sử dụng thấp hơn. Do đó mà màng RO được sử dụng rộng rãi để khử mặn nước biển.
Và để tăng hiệu suất khử mặn, người ta không ngừng cải tiến công nghệ RO bằng việc sử dụng màng MD và kết hợp với quy trình thẩm thấu thuận FO. Nếu như FO có thể ứng dụng cho công suất lớn thì MD có tiềm năng để thay thế cho công nghệ khử muối thông thường. Khi kết hợp RO-FO bằng việc sử dụng FO làm tiền xử lý RO hoặc giảm tiêu thụ năng lượng. Còn RO-MD giúp cải thiện màng RO phục hồi.
Một hệ thống RO điển hình gồm hệ thống tiền xử lý, máy bơm cao áp, mođun màng và hệ thống sau xử lý.
- Tiền xử lý nước cấp là một phần của hệ thống RO vì tính nhạy cảm của màng với cặn bẩn. Giai đoạn này gồm bước khử trùng nước, lọc và bổ sung hóa chất để ngăn ngừa đóng cặn.
- Hệ thống sau xử lý gồm khử trùng, ổn định và làm giàu khoáng chất.
- Các màng lọc chịu trách nhiệm loại bỏ chất rắn hòa tan, các phân tử muối được loại bỏ ở áp suất cao dưới dạng các dòng thải đậm đặc.
RO phát triển quy trình sản xuất nước có độ tinh khiết cao
Trong xử lý nước cấp, màng RO được làm từ vật liệu polyamide tổng hợp (TFC) bền hơn, năng suất và độ thải cao hơn. So với các màng xenlulo thì màng TFC hoạt động ở áp suất thấp với chi phí vận hành thấp hơn. Màng RO TFC có những ưu điểm quan trọng như:
- Là quá trình liên tục không bị gián đoạn.
- RO hoạt động đơn giản hơn thiết bị trao đổi ion đòi hỏi phải tái sinh nhựa thường xuyên.
- RO tạo ra ít nước thải độc hại hơn.
- Chi phí sử dụng màng RO giảm từ 20 – 40%.
- RO là màng ngăn loại bỏ nhiều chất hữu cơ, ion hòa tan.
- Hệ thống RO giảm hàm lượng TDS trong nước thải nên ứng dụng thường xuyên hơn để sản xuất nước có độ tinh khiết cao.
- Quan trọng hơn, màng RO TFC còn có tác dụng loại bỏ silica dạng hạt hoặc dạng keo.
Cơ chế hoạt động của công nghệ RO là sử dụng màng bán thấm để tạo ra nguồn nước sạch và loại bỏ muối, cặn bẩn, tạp chất nhằm tạo ra nguồn nước sạch và tinh khiết. Ngày nay, hệ thống màng lọc RO trong công nghiệp ngày càng phổ biến mà nó còn ứng dụng có hiệu quả trong lĩnh vực lọc nước với độ tinh khiết cao đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng.
Nguồn nước sử dụng để sản xuất nước tinh khiết phải đảm bảo không bị nhiễm bất kỳ yếu tố hoặc tạp chất nào ảnh hưởng đến chất lượng vi sinh lý – hóa. Tùy theo quy mô và công suất hoạt động mà cần lựa chọn dây chuyền lọc nước phù hợp.