Sản xuất đậu phụ bằng rác thải nhựa
Đã kiểm duyệt nội dung
Đậu phụ là món ăn truyền thống và khá phổ biến ở Indonessia. Nhưng mấy ai ngờ rằng, loại thực phẩm quen thuộc này lại được sản xuất dựa trên nguồn nhiên liệu sẵn có, đó là rác thải nhựa. Những chất thải nhựa này được thu thập từ Mỹ, sau đó họ thu gom và tái chế trước khi chuyển đến làng quê nghèo Tropodo (Indonesia).
Tuy chỉ là nhiên liệu đốt bình thường nhưng sản phẩm hình thành chắc chắn sẽ chứa hóa chất chết người trong nguồn khí đốt này không khỏi khiến nhiều người rùng mình.
Rác thải nhựa và tình trạng ô nhiễm
Tại đây có hơn 30 cơ sở sản xuất đậu phụ, quá trình đốt giấy và chất thải nhựa từ Mỹ diễn ra từ sáng sớm cho đến khi trời mịt tối. Người dân ở đây cho biết, họ sống chung với việc ô nhiễm này từ hơn 7 năm nay. Khi chứng kiến, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy làn khói đen bay vút trong không trung, kèm theo mùi khét của nhựa cháy lấp đây khu vực dân cư ở đây. Vậy làm thế nào để xử lý khí thải khi mà các cơ sở sản xuất không ngừng đốt chất thải này hàng ngày.
Việc đốt chất thải nhựa sẽ làm phát sinh lượng khí độc dioxin vào không khí, đó là điều làm nhiều người e ngại đối với sức khỏe của người dân và có thể khiến chất lượng cuộc sống ở đây giảm sút nghiêm trọng. Theo báo cáo mới đây, khi tiến hành kiểm tra trứng gà ở làng Tropodo của 5000 người dân thì kết quả khá bất ngờ khi mà lượng hóa chất độc hại, đặc biệt hàm lượng dioxin (gây ung thư, dị tật bẩm sinh, bệnh Parkinson) rất cao. Chưa kể, người dân ở đây thường xuyên có triệu chứng khó thở khi mà lượng khói thoát ra từ các cơ sở sản xuất có xu hướng không hề giảm đi.
Khi đem trứng gà của một hộ dân đi kiểm nghiệm, người ta thấy rằng lượng chất độc dioxin có ngưỡng cao nhất châu Á. Theo cảnh báo, người dân ăn phải trứng này sẽ hấp thụ chất độc vượt ngưỡng cho phép gần 25 lần (chuẩn Mỹ) và vượt 70 lần (chuẩn châu Âu). Ngoài dioxin, rác thải nhựa khi đốt thường sinh ra các khí độc khác như furan, chất xúc tác gây ra hiện tượng mưa axit. Khi con người hấp thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch và thậm chí gây ung thư.
Trong khi các nước Phương Tây đang tấp nập chở rác thải nhựa sang các nước khác để tái chế, nhất là ở Indonesia thì môi trường tại các quốc gia này đang từng ngày biến dạng nghiêm trọng hơn. Thay vì đem đi tái chế thành các sản phẩm như áo khoác lông cừu, giày thể thao thì chất thải nhựa khá độc lại đem đi làm nhiên liệu sản xuất đậu phụ.
Cuộc hành trình dài ngày của chất thải nhựa đến Tropodo
Việc nhập khẩu rác thải nhựa được 11 nhà máy giấy phía nam Surabaya (phía Đông Java) để tái chế. Giai đoạn phân loại chất thải nhựa tốt nhất để tái chế, số còn lại được chuyển thẳng đến Bangun. Những người chuyên nhặt rác và săn lùng các món đồ có giá trị đem đi tái chế. Ước chừng có đến 40 xe tải mỗi ngày chở rác đến Bangun và đổ ngay sát cạnh nhà dân, trên những cánh đồng lớn.
Xem thêm bài viết về Giải pháp xử lý ô nhiễm từ rác thải nhựa!
Có khoảng 2400 người sinh sống ở ngôi làng này và công việc chính của họ là nhặt rác. Tại đây, chúng ta có thể thấy nhiều đống rác cao đến 4,5m. Người dân ở đây không ngại nắng nóng, mưa gió mà đi tìm sâu vào các bãi chôn lấp để thu gom, phân loại mà bán lại chai nhựa, giấy, cốc nhựa cho những công ty thu mua phế liệu. Và công việc này đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người. Tiếp theo, số rác thải còn lại được chuyển đến địa điểm cuối cùng là làng Tropodo làm nhiên liệu đốt cho các cơ sở sản xuất đậu phụ.
Tất cả người dân ở đây đã chuyển hẳn sang đốt nhựa bằng củi như nhiều năm trước. Các cơ sở này hoạt động không ngừng nghỉ, khi trời nổi gió, khói cay lan tỏa khắp làng tiềm tàn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe người dân. Sở dĩ người ta chuộng đốt rác thải nhựa vì nó có chi phí rẻ hơn việc đốt củi. Bên cạnh đó, tro nhựa có thể được chôn hoặc rải trên mặt đất để tạo bề mặt phẳng.
Không có biện pháp giảm ô nhiễm không khí ở đây
Trong khi người dân hứng chịu ô nhiễm thì cơ quan chính phủ ở Indonesia hầu như bất lực trong các khâu xử lý môi trường, đặc biệt là việc kiểm soát tác hại từ việc đốt chất thải nhựa. Mặc dù Bộ trưởng Môi trường đã ghé thăm làng Tropodo và thừa nhận việc đốt chất thải nhựa rất nguy hiểm. Bộ trưởng sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Tuy nhiên, thời gian sau đó chính phủ cũng không có bất kỳ động thái nào liên quan đến việc thay đổi và kiểm soát việc đốt chất thải nhựa ở đây.