Số liệu về hệ sinh thái, nước thải và BĐKH
Đã kiểm duyệt nội dung
Thế giới đang dần chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải đánh giá tiềm năng về hệ sinh thái, nước thải và BĐKH cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Giải pháp tối ưu nhất cải thiện tình trạng ô nhiễm, tăng cường quản lý, bảo vệ hệ sinh thái, cung cấp năng lượng cũng như khả năng hồi phục các khu vực bị ô nhiễm.
Trong hàng chục năm qua, thế giới đã đối mặt với hàng loạt vấn đề về suy thoái môi trường, ô nhiễm triền miên. Nhiều tổ chức trên thế giới đã thống kê và phân tích hàng loạt hiện tượng liên quan đến môi trường. Chẳng hạn:
Những sự kiện - con số về sinh thái
- Hầu hết các con sông ở khu vực ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á bắt đầu ô nhiễm tồi tệ hơn kể từ những năm 1990. Hiện nay có rất ít con sông được khôi phục lại, còn phần lớn chìm vào ô nhiễm ảnh hưởng từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của con người.
- Trên thế giới chỉ tồn tại thấp hơn 20% lưu vực có chất lượng nước hoàn toàn nguyên sơ.
- Ô nhiễm asen trong nguồn nước tác động đến 140 triệu dân ở 70 quốc gia của các châu lục.
- Chỉ trong vòng 100 năm đã có hơn 70% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã mất, bao gồm lưu vực nước ngọt.
- Nhiều vùng đất ngập nước bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng. Nhiều quốc gia chi hàng nghìn tỷ USD mỗi năm cho các dịch vụ hệ sinh thái.
- Dự kiến đến năm 2050, nhiều hồ chứa có số lượng tảo tăng nhanh ít nhất 20%.
- Nhiều khu vực nước ngầm bị khai thác quá mức dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như sụt lún, xâm nhập mặn, nhiễm phèn,…
- Tại nhiều khu vực trồng trọt thường xuyên xảy ra các hiện tượng xói mòn khiến năng suất cây trồng giảm, làm chậm quá trình điều tiết nước, chất dinh dưỡng.
- Đồng thời có hàng triệu tấn nito, photpho tác động tiêu cực đến chất lượng nước.
Những con số về nước thải
- Trên toàn cầu có hơn 80% nước thải thải ra môi trường mà chưa được xử lý.
- Người ta ngày càng chú trọng đến việc quản lý chất lượng nước thải làm nguồn năng lượng, chất dinh dưỡng và thu hồi nhiều tài nguyên quý giá.
- Nhiều nước vẫn còn phổ biến các bệnh như dịch tả, thương hàn,… vì liên quan đến nước thải xảy ra chủ yếu ở các nước kém/đang phát triển. Ở đó chỉ có khoảng 5% người ta xử lý nước thải sinh hoạt trước khi dẫn ra môi trường.
- Các nguồn nước tự nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn thải ô nhiễm như nước thải nông nghiệp, công nghiệp, khai thác mỏ, nước thải đô thị chưa được xử lý.
- Các đô thị, thành phố vẫn chưa có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn lực để giải quyết các vấn đề nước thải một cách có hiệu quả, bền vững hơn.
- Mức độ tiếp xúc nguồn nước ô nhiễm sẽ tiếp tục tăng ở các quốc gia thu nhập thấp, trung bình vì gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt các quốc gia châu Phi thường thiếu hệ thống quản lý, kiểm soát nước thải phù hợp.
Những áp lực xã hội và môi trường trong những năm gần đây dẫn đến phong trào xử lý nước thải ngày càng hiện đại hơn. Tiêu thụ nước công nghiệp chiếm 22% lượng nước trên toàn thế giới. Chỉ riêng ở châu Âu và Bắc Mỹ tiêu thụ đến 50% lượng nước so với 4 – 12% ở các nước đang phát triển.
Những con số về biến đổi khí hậu
- BĐKH làm thay đổi các điều kiện thủy văn, làm băng tuyết tan.
- Làm thay đổi hình thái môi trường, an ninh lượng thực cùng nhiều mối đe dọa đến chất lượng nước.
- BĐKH làm tăng khu vực căng thẳng về khan hiếm/thiếu hụt tài nguyên nước sử dụng.
- Dự kiến đến năm 2050, khoảng 1,2 tỷ người sẽ đối mặt với nguy cơ lũ lụt.
- Khoảng 700 triệu người trên thế giới phải di dời do khan hiếm nước vào năm 2030.
Hiện nay, nhiều quốc gia hạn chế khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên hoặc xả thải ô nhiễm ngày càng hạn chế hơn. Các mục tiêu này hướng đến giảm tác động gây biến đổi khí hậu trong tương lai.
Trong thời gian qua, các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước và BĐKH tại nhiều quốc gia có xu hướng giảm. Nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề BVMT ngày càng tăng nhờ các chính sách của các quốc ngày càng quyết liệt, nghiêm ngặt hơn.
Công ty môi trường Hợp Nhất cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!