So sánh ĐTM và Kế hoạch bảo vệ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường - Hồ sơ môi trường quan trọng
Với tốc độ phát triển của đô thị hóa kéo theo nền công nghiệp tăng trưởng không ngừng đã tạo điều kiện nhiều doanh nghiệp bắt đầu chạy đua cuộc chiến thị phần thị trường. Tuy nhiên có khá nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo vệ môi trường đi đôi với kinh doanh, sản xuất.
Để dự án không gặp trở ngại, trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp bắt buộc phải lập hồ sơ môi trường. Đặc biệt cần lưu tâm đến báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch bảo vệ môi trường. Tùy theo quy mô, loại hình, công suất mà doanh nghiệp phải tiến hành lập một trong hai loại hồ sơ trên.
Trong những bài trước đã giới thiệu, công ty xử lý môi trường Hợp Nhất đã giới thiệu một cách chi tiết và đầy đủ về thông tin từng loại hồ sơ. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh điểm giống và khác nhau để giúp bạn có thể phân biệt rõ hơn về hai loại hồ sơ này nhé!
Về đối tượng thực hiện
Với ĐTM được áp dụng đối với doanh nghiệp có dự án, quy mô, năng suất sản xuất trung bình 1 năm/1 triệu sản phẩm với diện tích đất hoạt động trên 2 hecta.
Với Kế hoạch bảo vệ môi trường được áp dụng đối với doanh nghiệp có dự án, quy mô vừa và nhỏ, năng suất sản xuất trung bình 1 năm/1 triệu sản phẩm với diện tích đất hoạt động dưới 2 hecta.
Về mục đích sử dụng
Ngoài việc đồng bộ hóa hoạt động thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ môi trường đầy đủ theo các quy định pháp lý thì chúng còn cùng chung mục đích như:
- Dự đoán, đánh giá các tác động của dự án đến môi trường. Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn và xử lý các tác động trong quá trình hoàn thiện dự án.
- Tăng cường và hợp thức hóa hoạt động của doanh nghiệp và môi trường.
- Tạo tiền đề quan trọng, nếu doanh nghiệp không lập đtm thì dự án sẽ mãi không bao giờ hoạt động.
- Theo dõi, giám sát và báo cáo kịp thời các tác động đến sản xuất và môi trường
- Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định mà không gặp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến môi trường.
- Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc ứng phó với các diễn biến xấu, sự cố và giúp tiết kiệm thời gian, chi phí khi dự án quy hoạch lại.
Về điều kiện thực hiện
Cả ĐTM và Kế hoạch bảo vệ môi trường đều hướng đến dự án chưa đi vào hoạt động. Và bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện 2 loại hồ sơ này để cơ quan chức năng giám sát và theo dõi quá trình sản xuất. Tuy nhiên điểm khác nhau rõ rệt đó là điều kiện thực hiện.
- ĐTM áp dụng với dự án chưa đi vào thực hiện thi công xây dựng, dự án mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất hoặc thay đổi kỹ thuật hoặc quy trình sản xuất. Và mục đích của ĐTM gồm đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm có phát sinh từ dự án giúp doanh nghiệp đề ra biện pháp bảo vệ môi trường tối ưu.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện với mục đích ràng buộc trách nhiệm, tạo tính chủ động của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.
Về hồ sơ phê duyệt
Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định rõ hồ sơ phê duyệt của ĐTM và kế hoạch BVMT như sau:
Về báo cáo ĐTM
- Cần 1 bản đề nghị thẩm định ĐTM (Mẫu số 5 Phụ lục VI Mục I của Nghị định 40)
- Cần 1 bản nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án
- Cần 7 bản báo cáo ĐTM
Về kế hoạch bảo vệ môi trường
- Cần 1 bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (Mẫu số 1 Phụ lục VII Mục I của Nghị định 40)
- Cần 3 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (Mẫu số 2 Phụ lục VII Mục I của Nghị định 40)
- Cần 1 bản nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dự án
Về cơ quan phê duyệt hồ sơ
Đối với Báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ tài nguyên và môi trường phê duyệt trong thời hạn tối đa 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ. Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT thì có thời hạn phê duyệt tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối với Kế hoạch bảo vệ môi trường được các cơ quan xét duyệt gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý các khu công nghiệp.
Với hơn 7 năm kinh nghiệp trong việc lập hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp, Hợp Nhất cam kết thực hiện một cách chính xác, đầy đủ và chuyên nghiệp đối với ĐTM và kế hoạch BVMT. Ngoài 2 loại hồ sơ này chúng tôi còn lập sổ chủ nguồn thải, xin giấy phép xả thải, xử lý chất thải nguy hại, lắp đặt hệ thống quan trắc,… Hãy liên hệ ngay với chúng tôi thôi Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí nhé!