Sự cố của nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dự án nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng có quy mô khoảng 1.200 nằm trên địa phận 9 phường tọa lạc tại trung tâm phía Bắc TP Thái Nguyên. Mục tiêu của dự án là phục vụ cho khoảng 10.000 hộ dân vừa chống ngập úng vừa xử lý nước thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường đáng kể.
Dự án xây dựng nhà máy xlnt đến 950 tỷ đồng, chỉ riêng nguồn vốn ODA của Pháp chiếm 412 tỷ đồng và vốn đối ứng nguồn ngân sách trung ương và địa phương chiếm 530 tỷ đồng. Nhưng sự cố cháy 3 tủ điện cuối năm 2019 làm toàn bộ hệ thống bị ngưng trệ và không còn khả năng tiếp nhận và xử lý nước thải sinh hoạt trên toàn thành phố.
Nhà máy xử lý nước thải có tạm ngưng “vĩnh viễn”
Đây là dự án thoát nước và xử lý nước thải của TP Thái Nguyên có tổng mức đầu tư lớn là niềm hy vọng cho địa bộ phận người dân sớm khắc phục tình trạng ngập úng, xử lý nước thải sinh hoạt ô nhiễm. Được biết nhà máy này xử lý đến 8.000 m3/ngày trước khi chảy thẳng ra sông Cầu.
Tuy niên nhà máy cũng tạo ra không ít lo ngại. Bởi lẽ quá trình thi công của dự án chậm và rất chậm, mất rất nhiều năm mới có thể hoàn thành dự án. Dự án gồm nhà máy xlnt Gia Sàng, 9 trạm bơm nước thải, 17km đường ống, 345 hố ga, hồ điều hòa,…
Mặc dù đến cuối năm 2018 nhà máy hoàn thành và vận hành chính thức nhưng chưa được bao lâu thì các hạng mục công trình phát sinh nhiều sự cố. Mọi chú ý đổ dồn về chất lượng thiết bị, máy móc, trình độ quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải. Cụ thể đến ngày 24/08/2019 thì xảy ra sự cố khi 3 tủ điện bị cháy tại phòng điều khiển, toàn bộ HTXLNT tê liệt, không còn hoạt động.
Vì bị đắp chiếu mà nước thải sinh hoạt không được xử lý. Hồ điều hòa trên địa bàn Hoàng văn Thụ có chức năng thu gom nước thải từ nhà máy xử lý nước thải này. Từ khi nhà máy không hoạt động, nước thải bị gián đoạn, chảy tự nhiên vào hồ gây ô nhiễm cho các khu vực xung quanh.
Tình trạng nước thải có màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Chưa kể nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Nguyên lớn nhưng chưa được xử lý sơ bộ mà xả thẳng ra ngoài môi trường làm giảm chất lượng nguồn nước sông Cầu.
Cơ quan chức năng “loay hoay” khắc phục sự cố ra sao
Liên quan đến việc khắc phục sự cố, các đơn vị lên quan đang kiểm tra, điều tra nguyên nhân. Cơ quan chức năng kết luận là do sự cố, để khắc phục rất phức tạp, cần kinh phí lớn, chưa xác định chủ đầu tư, hay các bên cung cấp thiết bị chịu trách nhiệm. Mặc khác toàn bộ thiết bị vận hành trong nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài cộng với tình hình dịch bệnh nên chưa thể đưa ra giải pháp khắc phục sự cố.
Vì dự án vẫn trong giai đoạn chuyển giao kỹ thuật, chưa chuyển giao hoàn toàn dự án nên việc xử lý môi trường, khắc phục sự cố phải có kết luận của cơ quan PCCC tỉnh Thái Nguyên. Và Công ty thoát nước và Phát triển hạ tầng Thái Nguyên chưa xác định được thời gian hoàn thành công tác xử lý sự cố. Tuy nhiên, chậm khắc phục sự cố sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Đầu tháng 6/2020, UBND tỉnh Thái Nguyên cùng chủ đầu tư dự án mở cuộc họp để giải quyết sự cố nhưng chưa đi đến kết luận cuối cùng. Nguyên nhân là do chi phí khắc phục sự cố nhiều tỷ đồng vì thế không biết đến bao giờ nhà máy mới hoạt động trở lại. Là một nhà máy có vốn đầu tư lớn với ý nghĩa hết sức quan trọng, tỉnh Thái Nguyên cần xác định thiệt hại, thời gian, biện pháp khắc phục sự cố để đưa HTXLNT vận hành.