Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Sự Cố Môi Trường Là Gì?


156 Lượt xem - Update nội dung: 07-09-2024 09:11

Đã kiểm duyệt nội dung

Theo Điều 14, Luật bảo vệ môi trường 2020, sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng”. Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu thông tin cụ thể hơn về vấn đề này.

Sự Cố Môi Trường Là Gì?

1. Nhìn lại những sự cố môi trường nghiêm trọng ở nước ta

Dưới đây là một số sự cố môi trường nổi cộm ở nước ta:

1.1. Sự cố Formosa Hà Tĩnh vào năm 2016

Sự cố gây ô nhiễm môi trường vùng biển Vũng Áng của công ty Formosa Hà Tĩnh. Ảnh hưởng từ sự cố là thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh lan dọc sang các vùng ven biển Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Theo đó, trong quá trình vận hành thử nghiệm, nguồn nước thải lớn của công ty Formosa xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh có chứa độc tố như Xyanua, Phenol, Hydroxit vượt quá mức cho phép là hải sản, sinh vật biển chết hàng loạt, đặc biệt là ở tầng đáy.

Ngoài ra còn gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường. Lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, kế tiếp là các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.

Sau khi xảy ra sự cố, công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ, nhân dân và bồi thường 500 triệu USD. Sau năm năm triển khai nhiều giải pháp khắc phục hậu quả, đến nay, công ty Formosa đã khắc phục được sự cố ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

1.2. Sự cố cháy nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông

Vào ngày 28 tháng 8 năm 2019, vụ hỏa hoạn của công ty Rạch Đông tại phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là sự cố cháy nổ có liên quan đến hóa chất, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Theo số liệu báo cáo cho thấy, ước tính lượng thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường là từ 15,1kg đến 27,2kg.

Nhiều hàng quán, người dân sinh sống gần khu vực xảy ra hỏa hoạn đã đóng cửa, đồng thời người dân được khuyến nghị không ăn thực phẩm, nông sản được nuôi trồng trong bán kính 1km tính từ công ty Rạng Đông.

1.3. Công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường

Tháng 9 năm 2008 công ty Vedan bị phát hiện xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải trong nhiều năm gây bức xúc trong dư luận. Bán kinh vùng ô nhiễm do công ty này gây ra có phạm vi lên đến 10km dọc bờ sông Thị Vải khiến nước sông bị ô nhiễm nặng nè, cá chết hàng loạt. Theo các số liệu báo cáo, gần 2.700ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, trong đó tỉnh Đồng Nai có hơn 21.00ha, còn TP. HCM và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị ảnh hưởng gần 600ha.

Sau hơn 1 năm khắc phục sự cố, nước sông Thị Vải đã có dấu hiệu được “hồi sinh”, các chỉ số ở ngưỡng cho phép, người dân sinh sống gần khu vực nhà máy có thể yên tâm về chất lượng nguồn nước.

Trên đây là 3 trường hợp điển hình về sự cố môi trường ở nước ta. Có thể thấy, các sự cố môi trường đều tác động xấu và để lại hậu quả nặng nề cho môi trường và đời sống của con người, động thực vật. Chính vì vậy mà công tác vệ môi trường càng được cơ quan nhà nước siết chặt hơn trong bối cảnh hiện nay.

Sự cố môi trường formosa Hà Tĩnh 2016
Sự cố môi trường formosa Hà Tĩnh 2016 (Nguồn ảnh: Vietnamnet)

2. Ai có trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường?

Theo Điều 122, Luật BVMT 2020, trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường được quy định như sau:

1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:

a) Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra trên địa bàn;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu và lập, công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Xây dựng và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Ai có trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường?
Ai có trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường? (ảnh minh họa)

3. Phân cấp ứng phó sự cố môi trường

Khoản 1, Điều 124 quy định về phân cấp sự cố môi trường như sau:

1. Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó, bao gồm các cấp sau đây:

a) Sự cố môi trường cấp cơ sở là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Sự cố môi trường cấp huyện là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố cấp cơ sở và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp huyện;

c) Sự cố môi trường cấp tỉnh là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố môi trường cấp huyện và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh;

d) Sự cố môi trường cấp quốc gia là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia.

4. Các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường

Theo Khoản 2, Điều 123, Luật BVMT 2020, ứng phó sự cố môi trường gồm các giai đoạn gồm:

  • Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường;
  • Tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
  • Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường.

Tóm lại, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần kiểm soát tốt quy trình hoạt động và chất thải độc hại ra môi trường bởi nếu chẳng may xảy ra sự cố thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn, đồng thời việc khắc phục sự cố cũng gây tốn kém nhiều chi phí và thời gian.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768