Sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống XLNT
Đã kiểm duyệt nội dung
Mỗi hệ thống xử lý nước thải đều có chế độ hoạt động, ứng dụng công nghệ, máy móc và vận hành riêng biệt. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động khó tránh khỏi nhiều sự cố trong hệ thống xử lý nước thải. Để bạn chủ động nắm bắt trong việc cải thiện và nâng cấp hệ thống xử lý thì hãy theo dõi thông tin các sự cố chi tiết dưới đây nhé!
Các sự cố về hóa chất và thiết bị vận hành
Sự cố máy bơm: thường xảy ra tình trạng nghẹt bơm, tắc nghẽn đường bơm do các chất thải rắn có kích thước lớn gây ra mà song chắn rác không loại bỏ được.
- Sự cố sục khí: hệ thống phân phối và điều hòa lưu lượng nước không đều, lượng khí cung cấp không đều nên quá trình xử lý có thể bị gián đoạn.
- Sự cố về van đóng/mở: các van cấp nước thải, van thải sinh khối dư không đóng mở tự động được. Vì thế lượng sinh khối dư không thoát ra được sẽ làm tăng hàm lượng CTR lơ lửng nên quá trình tách sinh khối càng khó xử lý hơn.
Xem thêm bài viết về thi công hệ thống xử lý nước thải!
Các sự cố trong bể sinh học thường gặp
Sự cố nổi bọt trắng
Thường xuất hiện bọt nổi to tăng dần lên bề mặt bể. Vì thế cần kiểm tra nước thải đầu vào vì bọt trắng chỉ xuất hiện khi chứa nhiều chất tẩy rửa như xà phòng. Vì thế cần sục khí và khuấy trộn đều nguồn nước từ 30 – 40 phút, điều chỉnh nồng độ pH để quy trình xử lý nước thải sinh học diễn ra thuận lợi.
Bọt nổi do quá tải
Do lượng vi sinh xử lý thấp và nồng độ chất hữu cơ cao nên bể xử lý sinh học hiếu khí xảy ra tình trạng nổi bọt trắng. Để khắc phục sự cố này cần kiểm tra nồng độ COD nước thải đầu vào, tính chất và các giai đoạn xử lý nước thải bằng vi sinh. Tăng cường bổ sung lượng vi sinh thích hợp để tăng quá trình xử lý đạt hiệu quả cao.
Bọt nổi màu trắng, to mang theo bùn màu nâu đen
Nguyên nhân được cho là do VSV chết hình thành bọt khí kéo theo xác VSV (bùn hoạt tính) bám lên các bọt khí. Để khắc phục phải tắt máy sục khí và để lắng khoảng 1 tiếng. Đồng thời bơm nước trong bể ra và bơm nước sạch vào bể Aerotank và sục khí trong thời gian khoảng 30 phút. Hoặc có thể bổ sung thêm lượng vi sinh thích hợp.
Bùn lắng chậm
Do bùn vi sinh mất hoạt tính và VSV thiếu nguồn thức ăn nên bùn này không phát triển và rất mịn. Để VSV tăng trưởng cần cung cấp nguồn thức ăn thích hợp như tăng lưu lượng và bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Bùn nổi trong bể lắng
Vì nước thải là môi trường lý tưởng để vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter sinh trưởng và thực hiện vai trò oxy hóa amoni thành nitrat. Khi đó, bùn dưới đáy được vi sinh tiêu thụ hết. Do đó, VSV thiếu khí phát triển nên thời gian lưu bùn lâu hơn. Cần tăng lượng bùn tuần hoàn, thường xuyên kiểm tra và xử lý nitrat hiệu quả.
Sự cố phát sinh mùi hôi nồng nặc
Có nhiều nguyên nhân khiến bùn phát sinh mùi hôi. Trong đó phải kể đến bùn bị thối do xảy ra quá trình yếm khí vì bị ngưng tụ quá lâu; do hệ thống ngưng hoạt động trong thời gian dài hoặc thời gian lưu bùn quá lâu trong bể lắng. Hoặc do bùn hồi lưu thấp vì thời gian lưu giữa CTR lâu, bơm bùn hồi lưu không hoạt động hoặc các van đóng/mở bị đóng.
Trước hết phải xác định được mùi hôi phát sinh từ đâu như do nước thải đầu vào, bể điều hòa, bể lắng thứ cấp hay bể xử lý sinh học,…Để khắc phục sự cố này cần tuần hoàn khuấy trộn nguồn nước, bơm bùn thường xuyên. Trường hợp tải lượng nước thải thấp phải vệ sinh bằng sục khí hoặc nước của ống chảy về bể Aerotank đến bể lắng thứ cấp. Hoặc các sự cố về mùi hôi có liên quan đến bùn thải cần bổ sung thêm chế phẩm vi sinh để xử lý.
Sự cố về chất dinh dưỡng
Các sự cố liên quan đến các chất dinh dưỡng như sự biến động bất thường của N, P trong nguồn nước. Hàm lượng N chỉ đủ trong trường hợp Nito – Kjedalhl, Nito – Amoni, Nito – Nitrit, Nito – Nitrat khi đã được xử lý khoảng 1 – 2mg/l. Nếu hàm lượng này cao hơn thể hiện hàm lượng Nito trong nước đã dư thừa cần chấm dứt việc bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Sự cố hỏng hóc về bơm
Các nguyên nhân khiến bơm hỏng hóc bắt nguồn từ các nguyên nhân dưới đây:
- Nguồn cung cấp điện bất thường
- Cánh bơm bị chèn do vật cản lạ.
- Bơm phát ra tiếng động lạ
Vì thế cần sửa chữa, nâng cấp, bảo trì bơm thường xuyên để tránh xảy ra các sự cố như trên. Bên cạnh đó cần trang bị từ 2 bơm trở lên để dự phòng trong hoạt động luân phiên vừa cung cấp khí với lưu lượng và công suất lớn hơn.
Trên đây chỉ là một số ít điển hình sự cố trong hệ thống xử lý nước thải thường gặp, nếu bạn muốn biết chi tiết và đầy đủ hơn hoặc muốn cải tạo, nâng cấp, bảo trì hệ thống hãy liên hệ trực tiếp với công ty chuyên xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938 857 768 nhé!