Sử dụng tháp hấp thụ trong xử lý khí thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Khi nhu cầu sống của con người tăng lên không ngừng đã tạo điều kiện để ô nhiễm không khí ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Ô nhiễm từ quá trình sản xuất, xây dựng cho đến phát sinh từ các phương tiện giao thông đã và đang khiến chất lượng không khí ngày càng giảm; thay vào đó các chỉ số ô nhiễm lại tăng lên chóng mặt.
Như vậy, chúng ta cần tìm ra biện pháp xử lý khí thải nhằm hạn chế và ngăn chặn kịp thời những tác nhân xấu ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Hợp Nhất xin giới thiệu đến bạn đọc về một thiết bị có khả năng lọc không khí hoặc lọc bụi hiệu quả, đó chính là xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ.
1. Cấu tạo của tháp hấp thụ
Tháp hấp thụ được sử dụng trong xử lý khí thải công nghiệp có cấu tạo cơ bản gồm các bộ phận như sau:
- Màng tách nước
- Giàn phun mưa
- Vật liệu lọc
- Đường ống dẫn dung dịch hấp phụ
- Bể dung dịch hấp phụ
- Bể tản nhiệt, bể làm mát
2. Nguyên lý hoạt động của tháp hấp thụ
- Dòng khí và dung môi đi vào cùng thiết bị hấp phụ 1, dòng khí đi ra từ quá trình hấp phụ nhờ thiết bị ngoài. Khi đó, dòng khí đi vào thiết bị 1 nhờ cơ chế hấp phụ bằng cách trộn dung môi hữu cơ với khí cần xử lý nhờ quá trình chưng cất.
- Từ lớp hấp phụ, vận tốc của dòng khí đi qua phải đạt từ 0,1 – 0,5 m/s. Vận tốc của thiết bị chuyển động từ trên xuống dưới có lưu lượng từ 1,4 – 2 m3/s. Thiết bị chứa dòng khí di chuyển ngang để xử lý khí thải có lưu lượng từ 20 m3/s trở lên.
3. Cách xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
Dưới đây là 2 phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ thường dùng:
3.1. Phương pháp hấp thụ vật lý
- Khái niệm: hấp thụ vật lý là quá trình tương tác và khuếch tán, hòa tan chất cần hấp thụ và sự phân bố của chúng trong các phần tử chất lỏng.
- Độ hòa tan của chất cần hấp thụ vào chất lỏng được biểu diễn theo công thức sau:
D = f(x1, x2….xj. T, S, P, kD….)
- X: nồng của các chất khí
- T: nhiệt độ
- S: diện tích tiếp xúc giữa hai pha
- P: tần suất riêng của hơi hoặc chất khí
- kD: hệ số khuếch tán của chất được hấp thụ trong pha lỏng
- Nguyên lý cơ bản: quá trình hấp thụ vật lý được xem là quá trình động, bề mặt tiếp xúc giữa các pha đều có sự cân bằng và sự chuyển dịch cân bằng xảy ra. Những quá trình chuyển pha cơ bản trong xử lý khí thải bằng phương phấp hấp thụ như sau:
- Chuyển từ pha khí sang pha lỏng
- Phản ứng xảy ra khi có tiếp xúc pha
- Quá trình chuyển chất hấp thụ vào trong chất lỏng
Cho nên, quá trình hấp thụ được xem là quá trình chỉ tăng khi và chỉ khi diện tích tiếp xúc giữa 2 pha tăng và đồng thời nhiệt độ giảm.
Các kiểu tháp hấp thụ vật lý thường gặp như tháp hấp thụ có tầng đệm, tháp hấp thụ sủi bọt, tháp phun,….
3.2. Phương pháp hấp thụ hóa học
Hấp thụ hóa học là quá trình xảy ra của các phản ứng hóa học giữa các khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Quá trình hấp thụ bao gồm 2 giai đoạn sau: giai đoạn khuếch tán và giai đoạn phản ứng hóa học xảy ra. Theo đó quá trình hấp thụ hóa học không những phụ thuộc vào khả năng khuếch tán chất khí vào trong chất lỏng mà nó còn phụ thuộc vào tốc độ phản ứng xảy ra giữa các chất tham gia.
Trong một số trường hợp, hấp thụ hóa học thường thay thế cho chất hấp thụ vật lý như hấp thụ CO2 bằng NaOH. Ngoài ra, người ta cũng dùng chất hấp thụ để tách hỗn hợp khí hoặc điều chế các chất như nước có thể hấp thụ khí SO2 và sinh ra axit sunfuro (H2SO3).
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên xử lý khí thải, xây dựng và thiết kế hệ thống xử lý, ứng dụng những công nghệ mới ưu việt có thể ứng dụng xử lý khí thải lò hơi, nhà máy, công nghiệp,… trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu xử lý bụi, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình nhất nhé!