Sự phát triển của công nghệ xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Xuất phát từ ảnh hưởng các thành phần độc hại của nước thải với nhiều chất ô nhiễm khác nhau như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, chất dinh dưỡng,… mà chúng ta đã sáng kiến ra nhiều giải pháp xử lý môi trường khác nhau.
Nếu như những phương pháp thông thường tốn kém và không kinh tế thì những kỹ thuật xanh mới tiên tiến hơn lại mang đến nhiều kỳ vọng đối với sự phát triển bền vững. Không có duy nhất một phương pháp nào có thể “gánh” trách nhiệm loại bỏ hết chất thải. Vì thế bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu về những tiến bộ về công nghệ XLNT.
Nguồn gốc của các phương pháp XLNT
Những HTXLNT ra đời để giải quyết những bất lợi do các điều kiện xả thải gây ra, mặc khác do quá trình đô thị hóa không ngừng gia tăng khiến lượng nước thải tăng đang kể, chưa kể mức độ ô nhiễm lớn vượt quá khả năng tự lọc của các nguồn tiếp nhận.
Mặc dù những phương pháp xử lý xuất hiện ngày càng nhiều nhưng quan trọng phải phát triển hệ thống, ứng dụng công nghệ hiệu quả về khả năng xử lý và chi phí sử dụng.
Giai đoạn từ năm 1900 – 1970:
- Mục tiêu loại bỏ chất lơ lửng, chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và mầm bệnh, vi rút, vi khuẩn.
Giai đoạn từ năm 1970 – 1990:
- Xử lý tập trung để giảm BOD, chất rắn lơ lửng, VSV gây bệnh, chất dinh dưỡng (nito, photpho).
- Để cải thiện chất lượng nguồn thải cần nâng cao hiểu biết của con người về tác động môi trường, những bất lợi đến môi trường.
Kể từ năm 1990:
- Tập trung các giải pháp loại bỏ chất độc hại, vi lượng bao gồm các phương pháp xử lý sơ cấp, thứ cấp.
- Giai đoạn thứ cấp cho phép xử lý hiếu khí mang lại hiệu quả loại bỏ mầm bệnh, hệ thống ít cần bảo dưỡng, chi phí thấp.
- Người chú ý đến việc ứng dụng hệ thống sinh học để xử lý nước thải phóng xạ và kim loại nặng dựa vào khả năng của VSV cho quá trình tổng hợp tế bào.
- Nhiều phương pháp mới được công nhận với khả năng vượt trội như hấp phụ than hoạt tính, kết tủa, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, điện hóa, oxy hóa nâng cao,…
Những HTXLNT thông thường
Xử lý nước thải kim loại là vấn đề quan trọng nhằm đáp ứng các giới hạn nước thải nghiêm ngặt. Do đó mà nhu cầu tìm kiếm công nghệ thay thế tốt hơn. Việc lựa chọn kỹ thuật xử lý phụ thuộc nhiều vào loại nước thải, nồng độ, mức độ làm sạch cũng như các yếu tố kinh tế.
- Vật liệu sinh học dựa vào việc dùng VSV sống hoặc không sống để thu hồi kim loại hoặc làm sạch nước thải công nghiệp. VSV bao gồm vi khuẩn, tảo, nấm với khả năng tích lũy kim loại nặng từ môi trường nước bị ô nhiễm.
- Quá trình hấp thụ sử dụng các chất hấp phụ chi phí thấp như chất thải nông nghiệp và than hoạt tính, đặc biệt là tảo.
- Có thể lựa chọn hệ thống xử lý tại chỗ hoặc tự nhiên như bùn hoạt tính, bộ lọc nhỏ giọt, bể phản ứng sinh học màng,… đều tận dụng khả năng của VSV trong việc phân hủy chất thải trong nguồn nước để cung cấp năng lượng cho quá trình trình trao đổi chất.
- Một hệ thống xử lý kết hợp gồm quy trình VSV và thủy canh được ứng dụng để XLNT sinh hoạt. Mô hình này được đánh giá hiệu quả và hạn chế những tác động đáng kể về nito, photpho.
Hiện nay, XLNT ngày càng được nâng cao hơn theo hướng loại bỏ hóa chất độc hại bằng hóa chất, bộ lọc hoặc thẩm thấu qua màng. Mặc dù những phương pháp thông thường không hiệu quả để loại bỏ chất độc hại, kim loại nặng, nito, photpho.
Nếu như thẩm thấu ngược, phản ứng quang hóa, MBR hay ozon hóa cho thấy kém hiệu quả thì tảo được coi là giải pháp thay thế tối ưu nhất. Trong thời gian gần đây người ta thường nhắc đến vai trò của vi tảo vì nó giảm BOD, N, P, ức chế coliform, kim loại nặng khá tốt. Chưa kể nó có thể tự sản xuất khí sinh học, làm phân trộn, làm thức ăn cho gia súc hoặc nuôi trồng thủy sản.
Khi lĩnh vực công nghiệp không ngừng vận động và phát triển thì nhu cầu XLNT ngày càng tăng cao. Vì thế nếu bạn cần tìm Công ty xử lý nước thải đáng tin cậy thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ sớm nhất.