Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Sự thật phân hóa học làm thoái hóa đất


1826 Lượt xem - Update nội dung: 04-02-2023 11:42

Đã kiểm duyệt nội dung

Khác với phân hữu cơ phải mất một thời gian dài mới phát huy tác dụng, phân hóa học khi bón cho cây trồng thường có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên nếu sử dụng phân hóa học lâu ngày mà không kết hợp bổ sung các nguồn phân hữu cơ thì đất dễ bị tồn dư các chất hóa học mà cây trồng chưa kịp hấp thụ, lượng hóa chất dư thừa khiến cho đất bị axit hóa và bị chua. Vì vậy, nhiều người tin rằng phân hóa học là nguyên nhân làm thoái hóa đất.

Sự thật phân hóa học làm thoái hóa đất

1. Thoái hóa đất là gì?

Thoái hóa đất là tình trạng đất bị thay đổi về đặc tính, tính chất vốn có ban đầu theo chiều hướng xấu đi so sự tác động từ yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Thoái hóa đất làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp, tăng nguy cơ mất an ninh lương thực. Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa đất như đất như lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, bị nhiễm kim loại nặng, v.v…. 

2. Tại sao phân hóa học có thể làm thoái hóa đất?

Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bộ rễ thực vật tương đối nhỏ và mỗi loại cây trồng cần có lượng chất dinh dưỡng riêng. Lạm dụng phân hóa học có thể gây thoái hóa đất đai. Thành phần trong các loại phân hóa học thường chứa các muối của axit nên khi hòa tan dễ gây chua đất. Tích lũy lâu ngày trong đất dễ gây ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi trong đất.

Các chất vô cơ trong phân hóa học thường tan nhanh khi ở môi trường nước. Sau khi bón xuống đất, phân thấm qua đất rồi lan ra sông suối, gây ô nhiễm nước mặt và mạch nước ngầm.

Đồng thời, khi lạm dụng quá nhiều phân hóa học khiến quần thể vi vật trong đất thay đổi, nhiều loại vi sinh vật có ích bị tiêu diệt và các quần thể vi sinh vật có hại hình thành, gây hại cho đất và cây trồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phân hóa học làm thoái hóa đất.

Ngoài gây thoái hóa đất đai, nếu phân hóa học tích tụ lâu ngày trong đất có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Trong phân hóa học cũng chứa các kim loại nặng, kim loại nặng tích lũy lâu ngày trong đất, khi cây hấp thụ, nó cũng tích lũy trong cây, khi con người, vật nuôi ăn phải rau, trái cây chứa kim loại nặng thì lâu ngày cơ thể cũng bị nhiễm độc. Phân lân là loại phân gây thoái hóa đất phổ biến do hàm lượng lân cao nên dễ gây chua đất.

3. Một số nguyên nhân khác gây thoái hóa đất

Ngoài phân hóa học, còn có những nguyên nhân khác làm thoái hóa đất như lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), đất bị nhiễm kim loại, v.v…

- Sử dụng quá nhiều thuốc BVTV: Sự đa dạng về số lượng và chủng loại của thuốc bảo vệ thực vật, nhất là ở những vùng chuyên canh giúp người dân bảo vệ mùa màng, dập tắt dịch bệnh trên cây trồng. Tuy nhiên việc này cũng để lại hệ lụy là đất bị thóai hóa do lượng thuốc quá nhiều.

- Đất bị nhiễm kim loại nặng từ rác thải của con người: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay, lượng rác thải, nước thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt làm cho đất bị ô nhiễm, thoái hóa.

4. Những biện pháp khắc phục thoái hóa đất phổ biến

Trên thế giới hiện nay có khoảng 10 - 20% diện tích đất bị thoái hóa và diện tích đất bị thoái hóa ngày càng tăng nhanh mỗi năm. Còn ở vùng Tây Nguyên nước ta, nhiều khu vực canh tác có đất trồng bị thoái hóa, nhiễm độc, cây trồng còi cọc, khả năng phát triển kém, làm ảnh hưởng đến mùa vụ.

Vì vậy, chúng ta cần ngăn chặn tình trạng thoái hóa  “hồi sinh” những vùng đất bị thoái hóa bằng một số cách thường dùng như:

3.1. Tưới tiêu hợp lý

Cần xây dựng hệ thống tưới tiêu cây trồng hợp lý và dự trữ nước cho mùa khô. Tưới tiêu hợp lý sẽ giúp phục hồi khả năng sản xuất và làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Trong đó kỹ thuật tưới rất quan trọng,

3.2. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất

Tăng cường bón phân chuồng, phân hữu cơ sinh học để bổ sung vi sinh vật và chất mùn cho đất. Đồng thời cũng giúp cải thiện cấu trúc, làm cho đất khỏe mạnh và bổ sung vi sinh vật cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

3.3. Bón vôi cải tạo đất

Bón vôi cho đất nhằm bù lại lượng magie, canxi mà cây trồng đã hấp thụ, đồng thời cân bằng độ pH trong đất, giúp đất tơi xốp và tăng độ mùn trong đất, cây trồng dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.

Tóm lại, đất trồng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, mùa vụ. Vì vậy chúng ta cần bón phân với hàm lượng vừa đủ, tránh lạm dụng phân bón dẫn đến dư thừa lượng phân trong đất và dẫn đến tình trạng thoái hóa, đồng thời kết hợp các biện pháp cải tạo đất để tăng độ tinh dưỡng, tơi xốp cho đất.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768