Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Sắp tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành sửa đổi và bổ sung một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường 2014. Việc này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong việc tiếp cận gần hơn với những xu hướng trên thế giới, đặc biệt quá trình sửa đổi cũng nêu rõ “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”.
1. Nhiều thủ tục - hồ sơ môi trường bị cắt giảm
Dự thảo Luật bảo vệ môi trường đã cắt giảm, bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính nhằm hoàn thiện công tác bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như thu hẹp đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường. Một số chiến lược, quy hoạch sẽ không thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược mà thay vào đó là các đối tượng nằm trong quy định Luật Quy hoạch.
Dự thảo cũng nhất trí thay đổi đối tượng quy định phải lập đtm phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với dự án đầu tư xây dựng dựa theo tiêu chí phân loại của Luật Đầu tư công. Theo đó, chỉ những dự án đầu tư xây dựng mới có công trình xử lý chất thải và dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường thì mới thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Việc phê duyệt ĐTM sẽ được bãi bỏ và tiến hành sửa đổi việc thẩm định báo cáo ĐTM do chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật. Như vậy, cơ quan thẩm định chỉ có nhiệm vụ phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM. Cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào đó để thẩm định việc thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng,… phù hợp. Các nội dung bảo vệ môi trường cùng việc phê duyệt dự án đầu tư theo quy định phải đảm bảo đồng bộ với quy định pháp luật.
Đặc biệt Dự thảo này còn thống nhất việc gom chung 7 loại giấy phép về môi trường và xả nước thải vào nguồn nước thành 1 loại giấy phép môi trường gồm: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT, Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, Giấy phép xả khí thải, Xác nhận kế hoạch BVMT, tích hợp giấy phép xả thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.
Quy hoạch BVMT phân theo từng vùng, tỉnh nhất định. Trong đó có 3 mức độ phân vùng môi trường gồm: bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế tác động và vùng căn cứ quyết định cho phép dự án phát triển. Dự thảo còn sửa đổi bổ sung việc xem chất thải như là một loại tài nguyên.
Tăng cường việc thúc đẩy tái chế, tái sử dụng bằng các chất thải được phân định, phân loại sử dụng, phục vụ hặc làm nguyên, nhiên, vật liệu cho các quá trình sản xuất khác. Việc Dự thảo bổ sung thu thuế BVMT cũng đáng quan tâm. Khuyến khích việc mua sắm xanh, ưu đãi, hỗ trợ sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.
Đối với ĐTM, Dự thảo Luật bảo vệ môi trường xác định rõ đối tượng phải thực hiện ĐTM dựa trên các tiêu chí về tác động đến môi trường được xem xét theo quy mô, tính chất, mức độ tác động đến môi trường.
2. Hai loại giấy phép môi trường ra đời
Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải đều phải có giấy phép môi trường. Một số trường hợp không cần GPMT như cơ quan, trường học, dự án kinh doanh quy mô nhỏ ít ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình hoạt động và ít phát sinh CTNH với khối lượng nhỏ có thể xử lý tại chỗ bằng thiết bị, công trình đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc có phát sinh chất thải nhưng được địa phương quản lý.
Dự thảo sẽ cho ra đời 2 loại GPMT mới gồm giấy phép chi tiết và giấy phép đơn giản. Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, loại hình sản xuất, mức độ gây ô nhiễm của dự án mà thực hiện theo từng giấy phép tương ứng.
Vậy vai trò của GPMT như thế nào?
- Đảm bảo đủ điều kiện cho phép cơ sở trước khi vận hành phải thực hiện đúng theo yêu cầu.
- Là điều kiện phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ nguồn ô nhiễm.
- Là công cụ giúp cơ quan quản lý kiểm soát, điều chỉnh tải trọng chất thải phát sinh cũng như giúp cơ quan quản lý môi trường giám sát, thanh tra thường xuyên.
Trên đây là một số thay đổi về hồ sơ môi trường của Luật bảo vệ môi trường mà công ty môi trường Hợp Nhất cập nhât. Xin cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!