Sức chịu đựng của Trái Đất là có giới hạn
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhìn lại lời cảnh báo đầu tiên
Chiến dịch bảo vệ Trái Đất nổ ra cách đây vào TK 20 khi hơn 1.500 nhà khoa học đưa ra cảnh báo liên quan đến sự phát triển của nhân loại trong tương lai sẽ phá hủy môi trường, giảm sút tài nguyên và khó mà khắc phục được hiện trạng môi trường ban đầu. Thế nhưng những lời kêu gọi này lại không mấy thu hút và bị gạt phăng đi các kế hoạch đổi mới đất nước tại nhiều quốc gia.
Và hiện nay, lời cảnh báo trở thành hiện thực khi chất lượng môi trường trở nên xấu và rất xấu dưới bàn tay của xã hội. Lúc đó, con người mới chỉ giải quyết cơ bản các vấn đề môi trường như ổn định tầng ozon bình lưu. Cho đến thời điểm hiện tại, các vấn đề dần trở nên nghiêm trọng hơn do xu hướng biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính. Đốt phá rừng, đốt nhiên liệu hóa thạch, chăn nuôi hay sản xuất nông nghiệp khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Có ai đặt ra câu hỏi vì sao loài người tồn tại hàng nghìn năm vẫn không có bất kỳ vấn đề gì nhưng chỉ trong vòng 100 năm trở lại đây, môi trường trở thành mục tiêu khắc phục hơn là tập trung phát triển kinh tế và đe dọa đến chất lượng cuộc sống con người.
Sức chịu đựng của Trái Đất có hạn nhưng các tác động từ con người chưa có dấu hiệu giảm bớt. Vậy chúng ta có thể làm được gì để khắc phục hậu quả? Trong vài chục năm qua, con người không ngừng nỗ lực và tìm kiếm giải pháp với thành tựu khoa học – công nghệ trong các dự án xử lý môi trường.
Bộ mặt của nền khoa học hiện đại
Nhiều người đặt hết niềm tin vào sự phát triển của nền khoa học hiện đại. Họ xem đó là chân lý, là điểm mấu chốt để đưa con người bước sang trang mới với hy vọng đưa thế giới và tự nhiên thoát khỏi môi trường bị ô nhiễm.
Khoa học hiện đại len lỏi vào đời sống thường ngày, nó ứng dụng cho tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh những phát minh vỹ đại đi vào lịch sử thì có không ít trường hợp vẫn còn tồn đọng nhiều thiếu sót, bất cập. Chẳng hạn:
- Chiếc động cơ hơi nước được phát minh lần đầu tiên những tưởng sẽ mang lại sự hy vọng mới cho nhân loại. Thế nhưng, loại công nghệ này lại sử dụng nguồn nhiên liệu hóa dầu quá lớn lại gây ra hiện tượng khí nhà kính vô cùng lớn.
- Xã hội hiện đại không thiếu những sản phẩm nhựa dùng một lần như bao bì, đồ dùng, hộp nhựa, chai nhựa,… Hiện tại, chúng lại là khắc tinh của nhân loại vì gây ô nhiễm. Với tốc độ phân hủy quá chậm, khi tiếp xúc với môi trường nước chúng sẽ phân hủy thành hạt vi nhựa xâm nhập vào động vật và cơ thể con người.
- Thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu là những sản phẩm quan trọng đóng góp đáng kể vào nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Với lợi thế kích thích sự phát triển cây trồng, tiêu diệt dịch bệnh, sâu bọ thì chúng lại là nguồn ô nhiễm đất, nước và thực phẩm.
- Einstein tìm ra phương trình chuyển hóa năng lượng và khối lượng để giờ đây, các cường quốc đang phát triển nguồn vũ khí hạt nhân ồ ạt.
Sự giao thoa giữa 2 thời kỳ
Nhìn lại sự giao thoa giữa thời kỳ cổ đại với hiện đại mới thấy quan điểm và lối sống con người khác biệt đến dường nào. Thời cổ đại, con người tập trung thành cụm, lối sống đơn giản, chưa xuất hiện phương tiện giao thông, họ còn quan niệm lớn vào tín ngưỡng, thờ thần. Họ chỉ cho rằng tuổi thọ, sinh mệnh đạt đến vĩnh hằng với lối suy nghĩ không mấy phức tạp như hiện nay.
Còn con người ở hiện tại lại quá cuồng vọng, ích kỷ, tham vọng khiến hành vi trở nên phóng túng mà hình thành thói quen gây ô nhiễm phổ biến hơn. Với lối sống và nhu cầu không ngừng tăng cao, họ chỉ chăm chăm tiến về phía trước mà không nhìn lại phía sau những tàn dư đã bỏ lại có tác động như thế nào đến môi trường.
Bỏ qua những ý tưởng sáng tạo, dự án và phát minh làm sạch nước, không khí và sử dụng năng lượng tái tạo, tốc độ phá hoại và tiêu diệt hệ sinh thái ngày càng nhanh. Điều này gián tiếp làm giảm sút sức chịu đựng của Trái Đất trước sự tàn phá của tài nguyên thiên nhiên.
Xem thêm dịch vụ xử lý nước thải của Hợp Nhất!