Tác động của ngành du lịch đến môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Du lịch luôn là một trong những ngành có doanh thu thuộc top đầu trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Ngành du lịch phát triển ở một số thành phố lớn: Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nha Trang,...Bên cạnh những mặt tích cực về hiệu quả kinh tế, ngành du lịch cũng đem lại một số ảnh hưởng đến môi trường về những vấn đề như: xử lý nước thải khu resort, nhà hàng, khách sạn,...Cùng Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về những tác động của ngành du lịch đến môi trường.
Nhu cầu về du lịch, giải trí của con người
- Con người bên cạnh việc làm ăn, đi lại, học hành,... còn có những nhu cầu về du lịch, vui chơi, giải trí,... Du lịch là những cuộc di chuyển ra khỏi nơi mình ở với nhiều mục đích khác nhau như tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh, thay đổi không khí, nâng cao hiểu biết về tự nhiên và xã hội mà mình chưa quen biết, chữa bệnh,...
- Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của con người và hoạt động du lịch là một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước. Du lịch thường mang lại hiệu quả kinh tế cao và thường được mệnh danh là hoạt động “công nghiệp không khói”.
Xem thêm về xử lý nước thải du lịch
- Du lịch có 4 chức năng chính:
+ Chức năng xã hội: Phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho con người,...
+ Chức năng kinh tế: Tăng khả năng lao động của người dân, tạo ra công việc làm ăn mới,...
+ Chức năng sinh thái: Tạo ra môi trường sống ổn định về mặt sinh thái,...
+ Chức năng chính trị: Tăng cường hiểu biết, củng cố hòa bình và tình đoàn kết của các dân tộc,...
- Hiện nay Việt Nam thực hiện đường lối mở cửa “muốn làm bạn với tất cả các nước”, phát triển kinh tế thị trường; hoạt động giao lưu phát triển văn hoá - xã hội thông qua du lịch được đẩy mạnh. Số khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam mỗi năm một tăng. Chúng ta đã quy hoạch phát triển du lịch ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh. Nhiều dự án liên doanh hoạt động du lịch đã được thực hiện.
Tác động của ngành du lịch đến môi trường
Tác động tích cực
- Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị của việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, …
- Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, rác thải; các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng….
- Đề cao môi trường: Thúc đấy phát triển ngành du lịch với thiết kế tốt – đúng giá trị sẽ đề cao giá trị các cảnh quan.
- Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua đề cao các giá trị văn hóa và thiên nhiên của các điểm du lịch làm cho cộng đồng địa phương tự hào về di sản của họ và gắn liền vào hoạt động bảo vệ các di sản văn hóa du lịch đó.
Tác động tiêu cực
- Ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên: Hoạt động giải trí ở các vùng biển như bơi lặn, câu cá thể thao có thể ảnh hưởng tới các rạn san hô, nghề cá. Sử dụng năng lượng nhiều trong các hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng đến khí quyển. Các nhu cầu về năng lượng, thực phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch làm cho đất bị thoái hóa, nơi ở của các loài hoang dã bị mất đi, làm giảm giá trị của cảnh quan.
- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, nhiều hơn nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân địa phương (một khách du lịch có thể tiêu thụ lượng nước gấp đôi người dân bình thường, khoảng 200 lít/ngày).
- Làm giảm tính đa dạng sinh học: Do xáo trộn nơi ở của các loài hoang dã, khai hoang để phát triển du lịch, gia tăng áp lực đối với những loài bị đe dọa do các hoạt động buôn bán và săn bắt, tăng nhu cầu về chất đốt, cháy rừng.
- Ảnh hưởng đến văn hóa xã hội của cộng đồng: Các hoạt động du lịch sẽ làm xáo trộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của cộng đồng địa phương và có thể có những tác động chống lại các hoạt động truyền thống trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
- Nước thải: Nếu không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận, gây ô nhiễm và lan truyền nhiều loại dịch bệnh.
- Rác thải: Vứt rác bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Bình quân một khách du lịch thải ra khoảng 1 kg rác thải một ngày. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Nếu Quý khách hàng đang có nhu cầu về xử lý nước thải, xử lý môi trường cho ngành du lịch hay các lĩnh vực liên quan khác, hãy liên hệ ngay với công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline: 0938 857 768 để được biết thêm thông tin chi tiết.