Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Tác hại của nước thải công nghiệp đối với môi trường và con người


2348 Lượt xem - Update nội dung: 07-09-2023 09:33

Đã kiểm duyệt nội dung

Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế của đất nước ta vì nó sản xuất ra khối lượng lớn của cải vật chất và tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì ngành công nghiệp cũng kéo theo nhiều hệ lụy khi nước thải từ ngành này là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

Trong bài viết sau, hãy cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu những tác hại của nước thải công nghiệp đối với môi trường và con người.

Tác hại của nước thải công nghiệp

1. Phân loại nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là nước thải ra từ quá trình sản xuất của các công ty, nhà máy, xí nghiệp.

Các ngành nghề công nghiệp vốn rất đa dạng nên mỗi loại nước thải cũng có đặc trưng riêng. Có loại nước thải trong thành phần chứa độ màu (nước thải dệt nhuộm), độ mùi, (nước thải chế biến thủy sản sản), kim loại nặng (ngành công nghiệp xi mạ),

Về cơ bản, nước thải công nghiệp được chia thành 2 loại:

  • Nước thải công nghiệp không bẩn: Nước thải phát sinh ra từ các quá trình làm nguội, giải nhiệt, làm mát, ngưng tụ hơi nước của máy móc, thiết bị.
  • Nước thải công nghiệp bẩn: Nước thải được hình thành từ quá trình sản xuất và các hoạt động vệ sinh của công nhân viên tại nhà máy. Chẳng hạn như đối với ngành công nghiệp sản xuất trái cây đóng hộp, nước thải phát sinh ra từ các công đoạn như rửa nguyên liệu, ngâm nguyên liệu, xử lý, tiệt trùng, v.v….Còn đối với ngành công nghiệp dệt nhuộm, nước thải phát sinh ra từ các công đoạn như hồ sợi, nấu tẩy, nhuộm, v.v…..

Nước thải của một số ngành công nghiệp chứa nhiều hóa chất độc hại là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay.

2. Tác hại của nước thải công nghiệp đối với môi trường và con người

Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý nếu xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

2.1. Tác hại của nước thải công nghiệp đối với môi trường

Nước thải công nghiệp gây ảnh hưởng đến cả môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí.

  • Gây ô nhiễm môi trường nước: Các thành phần độc hại có trong nước thải sẽ hòa lẫn vào nguồn nước, làm thay đổi cấu trúc, chất lượng nước hiện có. Môi trường sinh sống của sinh vật sống trong nước bị đe dọa, thậm chí có rất nhiều trường hợp nước thải xả trực tiếp ra sông ngòi, kênh rạch khiến cá tôm chết hàng loạt. Điển hình ở nước ta là công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến cá tôm chết hàng loạt ở 4 tỉnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế. Hay Công ty bột ngọt Vedan Việt Nam – tác nhân gây ra hơn 80% ô nhiễm sông Thị Vải, Đồng Nai.
  • Gây ô nhiễm môi trường đất: Việc xả trực tiếp nước thải ra đất sẽ gây ô nhiễm môi trường đất xung quanh đó và ô nhiễm mạch nước ngầm bởi nước thải thấm vào đất. Nếu người dân sử dụng nước giếng khoan trúng mạch nước ngầm ô nhiễm thì phải gánh chịu nhiều bệnh tật nguy hiểm. Ngoài ra, nước thải xả thẳng ra môi trường đất cũng làm ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp, chất lượng cây trồng, rau củ, thay đổi hàm lượng dinh dưỡng, tăng nguy cơ tích tụ chất ô nhiễm, độc tố trong rau củ, quả, làm giảm sản lượng mùa vụ.
  • Gây ô nhiễm môi trường không khí: Không chỉ gây ô nhiễm môi trường đất và nước, nước thải công nghiệp cũng gây ô nhiễm không khí. Nước thải không được xử lý bốc mùi hôi thối, là môi trường lý tưởng cho các khí độc hình thành như khí H2S. Đặc biệt khi thời tiết nóng bức thì mùi hôi càng trở nên nồng nặc, làm xáo trộn đến đời sống của cư dân ở gần khu vực đó.

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang ngày một trầm trọng, việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải là hết sức cần thiết.

Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý
Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý làm ô nhiễm môi trường (Ảnh minh họa)

2.2. Tác hại của nước thải công nghiệp đối với con người

Khi nguồn nước sạch đang sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trở thành nguồn lây bệnh thì hệ lụy tất yếu là mối đe dọa đến sức khỏe con người.

  • Gây bệnh tật nguy hiểm: Tốc độ đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng thì càng có nhiều “làng ung thư” xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu công nghiệp. Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa da,về lâu dài sẽ gây ra bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
  • Ảnh hưởng đến tinh thần, giảm hiệu suất làm việc: Nước thải công nghiệp của một số ngành có mùi hôi thối đặc trưng. Chẳng hạn như nước thải từ các nhà máy bia người dân hít phải thì có cảm giác như bị hăng hăng như bị say, mũi khó thở, đau nhức đầu óc, tinh thần bị ảnh hưởng gây giảm hiệu suất làm việc, học tập.
  • Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe, nước thải công nghiệp cũng tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của người dân, nhất là những khu vực canh tác, nuôi trồng thủy sản. Dòng nước thải đen ngòm, chưa qua xử lý xả trực tiếp ra các ao nuôi tôm khiến cho hàng loạt, bên cạnh đó nước thải thấm vào đất cũng gây chết cây cối hoặc cây cối trở nên cằn cỗi do hấp thu chất độc nên không thể sinh trưởng, phát triển.

Ở một số địa phương có tiềm năng phát triển du lịch, nước thải gây ô nhiễm môi trường và trở thành mối đe dọa đối với tình hình phát triển của địa phương đó. Dòng sông thơ mộng bị ô nhiễm đen ngòm, bốc mùi hôi, cảnh quan không còn hữu tình, du khách cũng quay lưng và không bao giờ trở lại.

ô nhiễm nước do nước thải
Ô nhiễm môi trường nước đang ở tình trạng báo động (Ảnh minh họa)

3. Đâu là giải pháp?

Để giải quyết vấn đề nước thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định về xử phạt gây ô nhiễm môi trường; mới đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường 2020. Các văn bản pháp luật từng bước hoàn thiện và được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với bối cảnh phát triển thực tế ở nước ta.

Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải, khí thải không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách bảo vệ môi trường mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chúng ta hãy lắp đặt các hệ thống xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng, tránh sử dụng trực tiếp nước mặt, nước ngầm mà chưa qua bất kỳ giải pháp xử lý nào.

Trên đây là những thông tin về tác hại của nước thải công nghiệp đối với môi trường và con người. Hy vọng bài viết là nguồn cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc, đồng thời, Môi trường Hợp Nhất rất hoan nghênh ý kiến đóng góp từ Quý bạn đọc để nội dung bài viết được hoàn thiện hơn.

Bộ phận Truyền thông & Marketing

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:19 12-09-2024)
Quy trình xử lý nước thải ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản diễn ra như thế nào? Công nghệ và phương ...
(09:58 11-09-2024)
Để tạo ra các sản phẩm bao bì chất lượng, quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn, trong đó những công đoạn ...
(16:24 10-09-2024)
Tuy nhiên mặt trái của ngành sản xuất bao bì carton là lượng chất thải đến môi trường mà cụ thể là nước thải ...
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768