Tác hại của ô nhiễm không khí đến đời sống
Đã kiểm duyệt nội dung
Các chất ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường như sương mù, mưa axit, rừng chết hoặc giảm chức năng của khí quyển.
Trong đó phải kể đến phát thải khí nhà kính từ đốt nhiên liệu hóa thạch liên quan đến việc nóng lên toàn cầu. Những chất này ảnh hưởng xấu đến môi trường bằng cách thay đổi khí hậu, sinh lý thực vật, động vật, hệ sinh thái cũng như cuộc sống con người ở các lĩnh vực như nông nghiệp, sản xuất công nghiệp.
Ô nhiễm bắt nguồn từ đâu?
Phần lớn các chất ô nhiễm được thải ra thông qua hoạt động quy mô lớn của con người như sử dụng máy móc công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, động cơ đốt của phương tiện giao thông. Vì những vấn đề này mà chúng trở thành nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Để đưa ra các kỹ thuật xử lý khí thải kịp thời và hiệu quả, người ta phân khí thải thành 4 loại chính:
- Nguồn chính: phát thải chất ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện, lọc dầu, hóa dầu, hóa chất, phân bón, luyện kim, nhà máy đốt rác.
- Nguồn khu vực: như quá trình sinh hoạt đô thị, giặt là, in ấn, trạm xăng dầu.
- Các nguồn di động: từ các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, đường sắt, hàng không,…
- Nguồn tự nhiên: xuất phát từ nhiều thảm họa như cháy rừng, xói mòn, núi lửa, bão, đốt nông nghiệp.
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến chất lượng đất và nước. Đáng chú ý, đặc tính hóa học của đất có thể thay đổi do kết tủa axit ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thực vật. Nồng độ kim loại nặng như nhôm khiến đất bị chua, rất độc hại đối với nhiều vi sinh vật có lợi trong đất.
Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu có quan hệ mật thiết với nhau. Các tác nhân như cacbon dioxit, metan, ozon đối lưu và sol khí cản trở ánh sáng mặt trời, kết quả khiến nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, sự tan chảy của băng.
Một số ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí
Những chất ô nhiễm phổ biến
Ozone là loại khí hình thành từ oxy, chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn clo đến 52%). Khi lượng ozone ngày càng tăng có hại đối với hệ sinh thái và thảm thực vật vì nó làm giảm sự đồng hóa cacbon. Đồng thời, ozone làm giảm tốc độ tăng trưởng và năng suất của thực vật khiến nhiều loại đang dần thay đổi về đặc điểm, thành phần và chức năng của chúng.
Sunfua dioxit (SO2) là khí độc phải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch của các hoạt động công nghiệp. Nó gây ra các vấn đề sức khỏe của con người và đời sống thực vật. Những tác động bất lợi đến môi trường như axit hóa đất, mưa axit từ khí thải lưu huỳnh.
Oxit nito (NO2) là khí thải chủ yếu từ phương tiện giao thông. Ở nồng độ cao chúng có hại cho cây trồng, giảm năng suất, cản trở sự phát triển thực vật. Tiếp xúc với nồng độ NO2 cao có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như hô hấp, phù phổi, giảm chức năng của khứu giác.
Cacbon monoxide được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch khi quá trình đốt cháy không hoàn toàn. Áp lực của CO là khí nhà kính làm gia tăng tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Điều này dẫn đến sự tăng nhiệt độ, hình thành điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt, hạn hán,….
Nếu PAHs (hydrocacbon) được tìm thấy nhiều trong than đá, trầm tích khi đốt cháy không hoàn toàn phát sinh nhiều chất hữu cơ trơ thành chất độc thì các dung môi hữu cơ (VOC) là nguyên nhân gây ra mùi trong không khí ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người.
Những tác hại đến môi trường
- Mưa axit: bao gồm hiện tượng mưa ướt, kết tủa khô chứa axit nitric và sunfuric độc hại. Chúng khiến đất, nước bị aixt hóa làm hỏng các công trình xây dựng.
- Khói mù: là tập hợp bụi mịn phân tán trong môi trường không khí từ các cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Biến đổi khí hậu: các hoạt động tạo ra lượng lớn khí nhà kính khiến trái đất vận động theo hướng tiêu cực hơn, tác động đến con người và môi trường sinh thái.
- Hiện tượng phú dưỡng: khi nồng độ chất dinh dưỡng (khí nito) cao kích thích tảo nở hoa cạnh tranh thức ăn với các loài sinh vật khác.
Ô nhiễm không khí không chỉ làm lây lan bệnh tật mà nó còn ảnh hưởng đến các nền kinh tế và xã hội. Như vậy, bất chấp những khó khăn trong công tác xử lý triệt để khí thải rất cần một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu, kiểm soát nhờ xử lý khí thải tại nguồn.