Tác hại từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong nhiều thế kỷ qua, nhiên liệu hóa thạch có vai trò quan trọng, cung cấp năng lượng cho toàn xã hội. Thế nhưng loài người đang phải trả giá!
Sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm năng lượng đã gây ra thiệt hại lớn đối với con người và môi trường. Cụ thể, ô nhiễm không khí, nước và sự nóng lên toàn cầu. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và tác hại của loại nhiên liệu này, cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Nhiên liệu hóa thạch là gì?
Là nguồn nhiên liệu chứa hydrocacbon có nguồn gốc sinh học xuất hiện trong vỏ Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Nhiên kiệu hóa thạch gồm than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, đá phiến dầu, bitum và dầu nặng. Tất cả đều chứa cacbon.
Kể từ sau cuộc Cách mạng công nghiệp ở Anh vào TK 18, nhiên liệu hóa thạch đã được tiêu thụ với tốc độ ngày càng tăng. 80% tổng năng lượng tiêu thụ cho các nước công nghiệp phát triển.
Một trong những sản phẩm chính của quá trình đốt cháy là CO2. Việc sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp, giao thông và xây dựng đã bổ sung lượng lớn CO2 vào bầu khí quyển của Trái Đất.
Các loại nhiên liệu hóa thạch
Than đá
- Chúng có màu đen hoặc nâu, cung cấp 1/3 năng lượng trên toàn thế giới. Chúng có ưu điểm dễ khai thác, dễ chế biến, dễ vận chuyển hơn.
- Than có nhiều loại như than antraxit, bitum, than non với hàm lượng cacbon khác nhau.
- Khi đốt than đá phát thải lượng khí CO2 lớn chiếm 44% tổng lượng khí thải trên toàn thế giới.
- Than đá gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe và môi trường đã gây ra sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu.
Những tác hại của nhiên liệu hóa thạch
Ô nhiễm nguồn nước
- Đường thủy đang bị đe dọa bởi sự phát triển của than, dầu và khí đốt vì hoạt động khai thác than rửa trôi axit và đất đá vào nguồn nước tự nhiên.
- Các trường hợp rò rỉ dầu trong quá trình khai thác và vận chuyển gây ô nhiễm nước ngọt, phá hủy hệ sinh thái.
- Khai thác mỏ, khai khoáng cũng tạo ra lượng nước thải khổng lồ chứa nhiều kim loại nặng, chất phóng xạ và nhiều hợp chất khác.
- Nhiều ngành công nghiệp lưu trữ bằng cách xây dựng nhiều hố lộ thiên hay giếng ngầm thường bị rò rỉ và tràn vào đường nước.
Dầu thô
- Là chất lỏng chứa cacbon và hydro có màu đen với nhiều thành phần hóa học khác nhau.
- Dầu thô được khai thác ngoài khơi và tinh chế thành dầu mỏ, xăng, dầu diesel. Các quốc gia sản xuất dầu hàng đầu là Mỹ, Ả Rập Xê-Út và Nga chiếm gần 40% nguồn cung của thế giới.
- Trong quá trình khai thác và vận chuyển thường xảy ra hàng loạt sự cố tràn dầu gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Khí tự nhiên
- Khí không mùi, chứa nhiều khí metan xuất hiện trong mỏ than đá và dầu mỏ.
- Nó được sử dụng để sản xuất nhiệt và điện nhằm cung cấp cho các tòa nhà và các quy trình công nghiệp.
- Khí đốt tự nhiên sạch hơn than và dầu với lượng khí sunfur dioxide gần như bằng không và khí thải nito oxit ít hại hơn.
- Loại khí này thải ít cacbon dioxide hơn nhưng nó vẫn đóng góp vào quá trình thải ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.
Ô nhiễm khí thải
- Khi đốt nhiên liệu hóa thạch, chúng thải ra nhiều chất thải độc hại như benzen, formaldehyde.
- Quá trình trên cũng thải ra khoảng 21,3 tỷ tấn CO2 mỗi năm, tăng lượng khí nhà kính, tạo ra nhiều chất ô nhiễm khác như NO2, SO2, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và kim loại nặng.
Xây dựng tương lai năng lượng sạch
Không nên bị bó buộc trong một thế giới nhiên liệu hóa thạch, việc mở rộng năng lượng tái tạo đã giúp phát triển nền kinh tế năng lượng sạch hiệu quả hơn. Các nguồn năng lượng tái tạo, sạch như gió, mặt trời đang trên đà phát triển, trở thành nguồn năng lượng với chi phí rẻ hơn.
Nguồn năng lượng thay thế xuất phát từ tài nguyên tái tạo và không tái tạo. Phần năng lượng này gồm năng lượng hạt nhân, thủy điện, điện mặt trời, điện sinh khối, địa nhiệt. Điện mặt trời hay điện gió thay thế năng lượng hóa thạch và than đá để phù hợp với ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu.
Xem thêm bài viết về dịch vụ môi trường của Hợp Nhất!