Tác hại và cách kiểm soát bụi mịn PM2.5
Đã kiểm duyệt nội dung
Ô nhiễm không khí tại các nước trên thế giới đã và đang gây ra nhiều nguy hiểm không chỉ với môi trường mà cả sức khỏe con người. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nếu không có quy trình xử lý khí thải kịp thời thì mỗi năm sẽ có khoảng 4 triệu người chết vì ô nhiễm ngoài trời.
Trong thời gian qua, ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học của nhiều quốc gia xác định mức độ độc hại của các loại bụi không khí. Và thủ phạm chính là những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ mà giới khoa học thường gọi bằng cái tên PM2.5.
Mức độc hại của bụi PM2.5
PM2.5 là hỗn hợp hóa chất nguy hiểm có chứa hydrocacbon, muối và hợp chất khí thải từ giao thông, bếp nấu, sản xuất công nghiệp hoặc vi sinh nguy hại. Độc tính của nó thay đổi theo từng địa điểm và thời gian, chúng dễ dàng xâm nhập vào phổi, tim, máu gây ra nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là ung thư.
Ở châu Á, PM2.5 phát sinh chủ yếu từ máy sưởi và bếp củi dân dụng. Còn ở Châu Âu, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và miền đông Hoa Kỳ, khí thải nông nghiệp có phát thải lượng amoni lớn và nguy hiểm nhất. Ngoài khí thải từ các hoạt động giao thông hay công nghiệp thì quá trình đốt lò củi cũng trở thành nguồn phát thải làm ô nhiễm không khí đáng kể. Chính nguyên nhân này khiến các công tác xử lý môi trường ở các nước này gặp rất nhiều thách thức và khó khăn.
Mỗi khu vực trên thế giới sẽ có mức phát thải PM2.5 nhất định. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ có số lượng người chết vì ô nhiễm không khí nặng, nhưng các đô thị ở châu Âu và Hoa Kỳ lại có độ rủi ro về bệnh tật cao hơn. Và khả năng tử vong vì bệnh tim và các cơn hô hấp cấp tính của châu Âu và Bắc Mỹ lại cao hơn người dân ở Trung Quốc. Mỗi miligam PM2.5 không khí ở Milan lại tạo ra các phản ứng oxy hóa (gốc tự do) gây hại đối với cơ thể con người cao hơn so với khu vực Lahore hoặc Los Angeles.
Các quốc gia khác như Nigieria, Ấn Độ, Ai Cập và Nepal có nồng độ bụi mịn và tỷ lệ số người tử vong ở đây khá cao. Còn tình trạng ô nhiễm do PM2.5 ở Nigieria, Chad, Yemen, Sierra Leone và Cote D’lvoire ở mức đặc biệt nguy hiểm và người dân mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí cũng tăng lên đáng kể.
Đối với sức khỏe con người, vi khuẩn và nấm mốc cũng ảnh hưởng không nhỏ. PM2.5 cũng mang độc tính hoặc nhiều hóa chất khác. Ví dụ ở Bắc Kinh vào mùa đông, vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae (viêm phổi) chứa chất dị ứng xâm nhập vào đường hô hấp làm suy giảm hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, thành tế bào của vi khuẩn gây viêm, chất độc chuyển hóa thứ cấp do các vi sinh thuộc giới nấm gây ra các độc tố dẫn đến các bệnh nhiễm trùng và hô hấp.
Các biện pháp kiểm soát và hạn chế phát thải PM2.5
Để kiểm soát lượng bụi mịn trong không khí, các quốc gia thường ứng dụng phương pháp xử lý bụi bằng thiết bị rửa khí. Ngoài ra, chúng ta phải giảm thiểu tối đa và xử lý khí thải lò đốt từ đời sống sinh hoạt hay trong một số hoạt động sản xuất của người dân như đốt rơm rạ, đốt lò sưởi, bếp than,… trở thành phương án tốt nhất giảm số ca tử vong vì ô nhiễm từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Do đó, phía bắc Trung Quốc thay vì sử dụng than sưởi ấm vào mùa đông thì họ sẽ chuyển sang dùng khí đốt tự nhiên. Còn ở Hoa Kỳ, họ tăng cường biện pháp tiết kiệm nhiên liệu sạch, chất thải vô cơ nông nghiệp phải được xử lý tại chỗ. Và WHO cần xác định các điểm nóng về PM2.5. Các chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới cần mở rộng mạng lưới theo dõi hợp chất không khí từ các điểm nóng lan rộng sang các khu vực khác.
Đặc biệt, Việt Nam cần học hỏi thêm kinh nghiệm phát triển kinh tế gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đặc biệt là phát triển kinh tế xanh. Ngoài ra, thay vì sử dụng các nguồn nhiên liệu đốt độc hại thì chúng ta nên chuyển hẳn sang nguồn năng lượng sạch như năng lượng điện gió, năng lượng mặt trời hoặc sử dụng sản phẩm thân thiện, dễ phân hủy sinh học. Tất cả những giải pháp này được đánh giá cao vì chúng thúc đẩy nhiều chương trình hành động vì môi trường có hiệu quả hơn.