Tái chế phế phẩm cao su và nông nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Tận dụng triệt để phế phẩm cao su và nông nghiệp bằng công nghệ mới phần nào giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm vừa tạo ra nguồn năng lượng mới dồi dào với chi phí rẻ hơn.
moitruonghopnhat.com sẽ chia sẻ tới bạn đọc 2 ý tưởng được ứng dụng thực tế trong việc tái chế phế phẩm cao su và nông nghiệp!
Một ý tưởng táo bạo từ phế phẩm cao su
Một Công ty ở Ninh Bình đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền nhiệt phân phế thải thành dầu FO-R để phục vụ sản xuất. Hoạt động này cung cấp nhiều giá trị thiết thực đảm bảo ổn định sự cạnh tranh giá dầu biến động trên thế giới. Ở nước ta, nhu cầu sử dụng năng lượng cho các hoạt động sản xuất khá lớn, do đó doanh nghiệp phải tự tìm kiếm giải pháp cho riêng mình để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Điều đặc biệt của ý tưởng biến phế thải thành năng lượng chủ yếu dùng phế thải có nguồn gốc cao su. Ít ai ngờ rằng những chiếc lốp ô tô phế thải lại mang lại nhiều tiện ích có giá trị. Bên cạnh đó, nhiên liệu dầu mỏ, than đá cũng đã dần cạn kiệt.
Sản phẩm từ quy trình khép kín là dầu FO-R, phần thép phế liệu sẽ bán lại cho nhà máy thép. Than cacbon đen thì xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, khí gas từ quá trình nhiệt phân tuần hoàn lại lò nhiệt phân.
Dầu FO-R được sử dụng nhiều trong một số ngành công nghiệp như đúc kim loại, sản xuất bê tông, dệt nhuộm, may mặc, chế biến thực phẩm gốm xứ, thủy tinh.
Nhờ hệ thống sản xuất không gây ô nhiễm môi trường và tận dụng triệt để sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi rất lớn và đem lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường.
Xem thêm bài viết về đặc trưng của quy trình xử lý nước thải cao su!
Ưu điểm của công nghệ nhiệt phân:
- Thân thiện với môi trường, không phát tán bụi độc hại.
- Quá trình nung nấu tạo ra ít khói và mùi khét vì tất cả quá trình diễn ra hoàn toàn trong môi trường chân không.
- Giải quyết các vấn đề năng lượng.
- Dầu FO-R rẻ và an toàn trở thành giải pháp để giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệu than đá, điện, dầu diesel tăng giá trên thị trường.
- Việc thu mua phế liệu còn góp phần bảo vệ môi trường.
Dây chuyền nhiệt phân đạt chuẩn với tỷ lệ chiết xuất dầu đến 40%, mang lại nguồn cacbon đen từ 20 – 25% và còn lại là khí gas, sắt phế liệu. Quan trọng nhất, công nhân vận hành phải tuân thủ kỹ thuật vì khi để ôxy lọt vào rất dễ gây ra cháy nổ.
Vàng đen từ lõi ngô
Lõi ngô là phế phẩm nông nghiệp phổ biến hiện nay. Với diện tích vài trăm ha ngô, quá trình chế biến nông sản đã thải ra ngoài hơn 1 triệu tấn lõi ngô. Người ta dùng chúng để bón cho đồng ruộng nhưng khả năng phân hủy lại mất đến vài năm. Số lượng lớn lõi ngô dùng làm chất đốt, còn lại họ thải bỏ ra ngoài môi trường gây ô nhiễm.
Nhận thấy giá trị từ lõi ngô, nhiều cơ sở đã tận dụng để chế biến thành than. Lõi ngô sau khi thu gom sẽ đem đi xay xát, nghiền nhỏ và trộn với một số chất phụ gia trước khi đóng thành bánh than.
Trong suốt quá trình đóng bánh và ép dưới tác dụng lực lớn, khối lượng riêng tăng lên kèm với các phụ gia sẽ tăng độ cháy nhưng không thải ra khí thải độc hại. Than sau khi ép và cắt thành từng thanh sẽ đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao để cho ra sản phẩm chất lượng.
So với than cám, than bùn, than non thì loại than từ lõi ngô có nhiệt lượng dao động từ 7.000 – 8.500 calo/kg. Thời gian cháy than lõi ngô kéo dài 200 phút, không phát sinh mùi và khói.
Giải pháp không chỉ xóa bỏ nạn ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra chất đốt mới có nhiệt lượng thay thế hoàn toàn than đá. Trong thời gian gần đây, lõi ngô bắt đầu tiếp cận thị trường các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản,… Và hiện nay, than lõi ngô ứng dụng cho nhiều cơ sở chế biến nông, lâm sản có sử dụng hệ thống gia nhiệt, lò hơi.
Xem thêm bài viết về xử lý khí thải lò hơi!