Tại Sao Nước Thải Có Mùi Hôi?【Kiến Thức Hữu Ích】
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong tất cả các dạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước được xem là dạng ô nhiễm có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của con người và sinh vật. Ngoài các thành phần độc hại trong nước thải gây bệnh nguy hiểm thì mùi hôi từ nước thải cũng là mối đe dọa đến môi trường xung quanh. Vậy tại sao nước thải có mùi hôi? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân nước thải có mùi hôi
Có nhiều nguyên nhân khiến nước thải có mùi hôi, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
- Bản thân một số loại nước thải đặc trưng như nước thải chế biến thủy sản, nước thải chăn nuôi, nước thải sản xuất bia, nước thải các ngành chế biến thực phẩm, phụ gia, v.v.. vốn đã rất nặng mùi. Vì vậy khi được thu gom vào hệ thống, đặc biệt là những xử lý nước thải theo dạng hở, chúng gây phát tán mùi hôi khó chịu.
- Mùi hôi của nước thải do rác thải, thực phẩm để lâu ngày bốc mùi, vi sinh vật chết trong nước thải.
- Mùi hôi phát sinh từ các cụm bể xử lý sinh học như bể hiếu khí, bể kỵ khí, bể điều hòa.
- Bể điều hòa không được cung cấp đủ khí: Trong bể điều hòa nếu không được cung cấp không khí đầy đủ hoặc cấp khí không đều sẽ khiến vi sinh vật bị chết, gây ra quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ và làm phát sinh mùi hôi như CH4, H2S.
- Thời gian lưu nước thải trong bể quá lâu: Việc lưu nước thải trong bể quá lâu sẽ làm tăng quá trình lên men tại chỗ gây ra mùi hôi sơ cấp, mùi hôi thoát ra và bay vào không khí.
- Công nghệ xử lý bùn và nước thải không đạt hiệu quả: Bùn và chất thải không được xử lý tốt khiến chúng bị tồn đọng quá nhiều và làm cho hệ thống xuất hiện mùi hôi hoặc quá trình xử lý bùn, lượng bùn tồn dư quá lớn, công nghệ xử lý chưa phù hợp, bùn dư quá lâu làm phát sinh mùi hôi.
- Do các hợp chất hữu cơ có trong nước thải: Trong nước thải có chứa một lượng chất hữu cơ, dưới tác dụng của vi sinh vật, chúng sẽ tạo ra các chất khí như H2S, NH3, nếu hệ thống thu gom bị hở hoặc ko có hệ thống xử lý mùi nước thải thì sẽ gây mùi hôi ra xung quanh.
Ngoài ra, nước thải có mùi hôi còn có thể do mùi của hóa chất sử dụng để xử lý nước thải. Tại một số nhà máy do thiếu nhân viên vận hành hoặc vận hành không đúng quy trình gây ra các sự cố, trong đó làm phát sinh mùi hôi nước thải là sự cố điển hình.
2. Tác hại từ nước thải có mùi hôi
Nước thải có mùi hôi gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống lẫn sức khỏe của con người, điển hình:
- Gây ô nhiễm không khí: Mùi hôi nước thải gây ảnh hưởng đến bầu không khí, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và giảm hiệu suất làm việc.
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người: là nguyên nhân dẫn đến các bệnh truyền nhiễm về hô hấp, chức năng phổi, thậm chí là gây ung thư.
3. Giải pháp xử lý mùi hôi cho hệ thống xử lý nước thải
Để xử lý mùi hôi của nước thải, người ta sử dụng một số cách như sau:
- Sử dụng công nghệ Ozone xử lý mùi hôi nước thải;
- Dùng các chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi;
- Kiểm soát quá trình sục khí, kiểm tra các bể xử lý;
- Pha loãng nồng độ của chất thải có mùi;
- Xây dựng thêm các ống thông gió trong xưởng để tránh gây ra hiện tượng tích tụ mùi hôi;
- Thường xuyên kiểm tra lượng bùn trong bể chứa bùn, thu gom bùn thải đúng cách và đem xử lý định kỳ;
- Đối với các loại nước thải đặc trưng có mùi hôi cần xây dựng hệ thống thu gom, có ống thu khí và xử lý khí để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Trên đây làm một số nguyên nhân lý giải cho câu hỏi: “Tại sao nước thải có mùi hôi?”. Việc xử lý tốt mùi hôi trong nước thải sẽ góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và không bị cơ quan chức năng xử phạt. Bên cạnh đó, để xử lý hiệu quả nước thải, doanh nghiệp cần chọn đơn vị xử lý nước thải chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết, mọi thông tin thảo luận hoặc góp ý về nội dung bài viết bạn có thể để lại bình luận bên dưới. Hợp Nhất luôn hoan nghênh các đóng góp từ bạn để bổ sung nội dung hoàn thiện hơn.
Bộ phận Marketing và Truyền thông Tổng hợp.