Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Tái Sử Dụng Nước Sau Xử Lý Cho Các Hoạt Động Đô Thị


534 Lượt xem - Update nội dung: 02-11-2023 14:48

Đã kiểm duyệt nội dung

Tái sử dụng nước là một trong những biện pháp quan trọng nhằm góp phần giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn tài nguyên nước ở nhiều quốc gia. Hiện nay nhiều khu vực đã tái sử dụng nước sau xử lý cho các hoạt động đô thị như tưới cây cỏ, làm mát hệ thống trong các tòa nhà, công ty, nhà máy, xí nghiệp hay rửa đường, rửa sàn…Hãy cùng môi trường Hợp Nhất tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Tái Sử Dụng Nước Sau Xử Lý Cho Các Hoạt Động Đô Thị

1. Tình hình tái sử dụng nước sau xử lý cho các hoạt động đô thị ở nước ta

Có một thực tế là việc tái sử dụng nước đạt tiêu chuẩn và đem đi sử dụng lại ở nước ta chưa được phổ biến do 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân thứ nhất là do giá nước ở nước ta còn khá rẻ so với các nước tiên tiến trên thế giới và các nước trong khu vực, vì vậy dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguồn nước.

Nguyên nhân thứ hai là do tình trạng sử dụng nguồn nước ngầm ở nước ta chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều nơi khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng và không biết tận dụng nguồn nước sau xử lý cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất.

Trong tương lai cần có chính sách khuyến khích người dân tái sử dụng nguồn nước sau xử lý cho cá hoạt động công nghiệp và dân dụng.

Trên thực tế cũng đã có doanh nghiệp tận dụng nguồn nước thải sau xử lý. Chẳng hạn như Công ty Vietnam Land SSG, chủ đầu tư dự án khu dân cư ở quận Bình Thạnh, TP. HCM đã sử dụng 1 phần trong tổng số 600m3 nước thải/ngày đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn loại A để tưới cây xanh. Nhờ vậy, mỗi tháng giúp tiết giảm 3.000m3 nước sạch, tương đương với khoảng 40 triệu đồng/tháng.

tái sử dụng nước thải để tưới cây
Tái sử dụng nước thải để tưới cây thường được sử dụng để tiết kiệm nước (Ảnh minh họa)

2. Quy định về tái sử dụng nước nước sau xử lý cho hoạt động đô thị

Theo Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TNMT) thì việc xả nước thải chưa qua xử lý hoặc sau khi đã được xử lý đạt quy chuẩn vào lòng đất dưới bất kỳ hình thức nào đều là trái quy định của pháp luật về tài nguyên nước, cho nên việc sử dụng nước thải để tái sử dụng cho mục đích tưới cây cũng bị cấm.

Tuy nhiên, tái sử dụng nước là một phương pháp quan trọng để bảo vệ tài nguyên nước và giảm tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời phần làm giảm áp lực trong lĩnh vực cấp nước.

Vì vậy, để tiết kiệm nước và tái sử dụng các nguồn nước thải đã được xử lý và kiểm soát, bộ TNT đã có hướng dẫn cụ thể là: Chỉ xem xét cho phép tái sử dụng nước thải sinh hoạt đã xử lý đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt cột A (QCVN 14: 2008/BTNMT) và bảo đảm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp cho mục đích tới cột B1 (QCVN 08-MT: 2015/btnmt) để tưới cây trong phạm vi của chính cơ sở đó.

Theo PGS.TS Nguyễn Phước Dân – Trưởng khoa Môi trường, Trường ĐH Bách khoa TP. HCM: “Nước thải sau xử lý đạt loại B theo tiêu chuẩn Việt Nam là đạt chất lượng để tưới cây, tuy nhiên khâu xử lý vi sinh vật gây bệnh cần phải tương đối triệt để. Nếu nước thải đạt loại A thì ngoài tưới cây còn có thể tái sử dụng cho các mục đích khác như rửa toilet, vệ sinh nhà xưởng, rửa xe."

3. Đối tượng của việc tái sử dụng nước thải

Tái sử dụng nước sau xử lý cho mục đích tưới cây trong công viên, tưới cây cỏ sân golf: Phải được khử trùng ở mức độ cao nhằm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, cây cối.

Tái sử dụng nước sau xử lý cho việc rửa đường phố, dập bụi: Không sử dụng các loại nước có tính ăn mòn hoặc có mùi, có màu. Ngoài ra còn có thể tái sử dụng nước cho việc dội toilet, nước làm mát và điều hòa không khí.

Ngoài việc tái sử dụng nước thải cho các hoạt động đô thị, ngày 30/12/2022, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 28/20222/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2023). Đây là văn bản pháp lý quan trọng để người dân, các doanh  nghiệp đầu tư các công nghệ vào xử lý nước thải chăn nuôi để có thể tái sử dụng nước vào mục đích trồng trọt, tưới tiêu nông nghiệp.

4. Tái sử dụng nước thải cho mục đích sản xuất

Tóm lại, tái sử dụng nước cho các hoạt động đô thị là một việc làm có ý nghĩa lớn lao trong bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, giúp tiết kiệm lượng lớn tài nguyên nước cho các hoạt động đô thị, giải quyết vấn đề khan hiếm nước trong tương lai. Môi trường Hợp Nhất vô cùng hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp từ quý bạn đọc để nội dung bài viết được hoàn thiện tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi nội dung bài viết, hẹn gặp lại trong các bài viết cùng chuyên mục.

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:35 12-09-2024)
Quy trình xử lý nước thải ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản diễn ra như thế nào? Công nghệ và phương ...
(09:58 11-09-2024)
Để tạo ra các sản phẩm bao bì chất lượng, quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn, trong đó những công đoạn ...
(16:24 10-09-2024)
Tuy nhiên mặt trái của ngành sản xuất bao bì carton là lượng chất thải đến môi trường mà cụ thể là nước thải ...
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768