Tái Sử Dụng Nước Thải Chăn Nuôi Sử Dụng Cho Cây Trồng
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo bài nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thế Hinh – Ban Quản lý các dự án nông nghiệp, nước thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở nước ta. Tuy nhiên nếu xét từ góc độ kinh tế, nước thải chăn nuôi là nguồn tài nguyên hữu cơ có giá trị cho cây trồng. Trong bài viết dưới đây mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về việc tái sử dụng nước thải chăn nuôi cho cây trồng.
1. Quy định về tái sử dụng nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng
Thông tư số 28/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2023 về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng.
Số ký hiệu |
28/2022/TT-BNNPTNT |
Ngày ban hành |
30 – 12 - 2022 |
Ngày có hiệu lực |
01 – 07 - 2023 |
Loại văn bản |
Thông tư |
Cơ quan ban hành |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
Người ký |
Phùng Đức Tiến |
Trích yếu |
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng |
Tài liệu đính kèm |
Tải về |
Bảng giá trị giới hạn các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị giới hạn |
Loại cây trồng được sử dụng |
1 |
pH |
- |
5,5 - 9 |
Các loại cây trồng |
2 |
Clorua (Cl-) |
mg/l |
=< 600 |
|
3 |
Asen (As) |
mg/l |
=< 0,1 |
|
4 |
Cadimi (Cd) |
mg/l |
=< 0.01 |
|
5 |
Crom tổng số (Cr) |
mg/l |
=< 0,5 |
|
6 |
Thủy ngân (Hg) |
mg/l |
=< 0,002 |
|
7 |
Chì (Pb) |
mg/l |
=< 0,05 |
|
8 |
E.Coli |
MPN hoặc CFU/100ml |
=< 200 |
Các loại cây trồng |
> 200 – 1.000 |
Các loại cây trồng trừ cây rau, cây dược liệu hàng năm. |
|||
> 1.500 – 5.000 |
Cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày không sử dụng làm thực phẩm, thức ăn cho vật nuôi. |
|||
> 5.000 |
|
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng.
Giải thích từ ngữ
- Cây trồng trong quy chuẩn này bao gồm cây trồng nông nghiệp, cây trồng lâm nghiệp và cây dược liệu.
- Tưới gốc cho cây trồng trong quy chuẩn này là việc tưới vào vùng rễ cung quanh gốc cây.
- Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng là nước thải ra từ các hoạt động chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy định tại quy chuẩn này để tưới gốc cho cây trồng.
.jpg)
3. Thực trạng tái sử dụng nước thải ở Việt Nam
Nguồn nước thải trong chăn nuôi ở nước ta chủ yếu đến từ việc chăn nuôi lợn thịt và bò sữa. Trong đó, lượng nước thải chăn nuôi lợn trung bình là 30 – 40 lít/ngày còn nước thải chăn nuôi bò sữa là 100 – 200 lít/ngày.
Tình trạng chăn nuôi tự phát vẫn còn diễn ra ở rất nhiều nơi, chưa có quy hoạch nên việc xả nước thải chăn nuôi chưa được tổ chức đồng bộ. Thêm vào đó, vấn đề tái sử dụng nước thải chăn nuôi chưa được Nếu xử lý nước thải chăn nuôi để là nước tưới cho cây trồng sẽ giúp làm giảm bớt chi phí xử lý nước thải vừa giúp tăng thu nhập cho người dân.
Nếu như trước đây việc tái sử dụng nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị các trở ngại do thiếu các hành lang pháp lý thúc đẩy công nghệ cho lĩnh vực này thì hiện nay Thông tư số 28/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT đã tháo gỡ khó khăn cho người dân trong xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả và tái sử dụng nguồn nước thải chăn nuôi cho cây trồng.
Tóm lại việc tái sử dụng nước thải chăn nuôi cho tưới cây nông nghiệp là một phần quan trọng trong quản lý nước nông nghiệp tuần hoàn, giúp tiết kiệm nước cho sản xuất và sinh hoạt.
4. Chuyên tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đạt chuẩn
Công ty Môi trường Hợp Nhất là một trong những nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho trang trại, hộ chăn nuôi với công suất đa dạng theo yêu cầu.
- Các gói sản phẩm và dịch vụ linh hoạt như tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo trì, nâng cấp, cải tạo,…
- Tư vấn, giải đáp thông tin chính xác, đúng vấn đề khách hàng cần.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo 24/7.
- Sẵn sàng đến tận nơi để khảo sát và tư vấn miễn phí.
- Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm thực tế, tận tình hướng dẫn kỹ thuật từng bước cho khách hàng.
- Đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Cung cấp máy móc, thiết bị chính hãng theo hợp đồng
- Hỗ trợ trong các vấn đề về hồ sơ môi trường: Bên cạnh dịch vụ xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, Hợp Nhất cũng nhận thực hiện các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp như: Đăng ký môi trường, lập giấy phép môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm,….
Trên đây là một số thông tin về tái sử dụng nước thải chăn nuôi cho cây trồng. Công ty môi trường Hợp Nhất rất cảm ơn bạn đã bỏ thời gian theo dõi nội dung bài viết.
Khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tư vấn các vấn đề về hệ thống xử lý nước thải, khí thải hoặc các loại hồ sơ môi trường, hãy liên hệ Hotline: 0938 857 768 để được hỗ trợ tư vấn thêm nhé!
5. Tài liệu tham khảo
Trong bài viết chúng tôi có sử dụng một số hình ảnh và tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn.
- Thông tư 28/2022/TT-BNNPTNT;
- Tài liệu nghiên cứu của TS. Nguyễn Thế Hinh – Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ NN & PTNT.
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp