Tảo bám trên vật liệu lọc tham gia xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Tảo bám dính xử lý nước thải là phương pháp mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như loại bỏ được nhiều thành phần ô nhiễm trong nguồn nước.
Vai trò của tảo bám trên các lớp vật liệu lọc trong xử lý nước thải
Việc ứng dụng tảo trong xử lý nước thải ô nhiễm đã quá quen thuộc vì nó mang lại nhiều tiềm năng xử lý và tạo điều kiện sinh thái khác nhau. Với dạng tảo lơ lửng có tốc độ sinh trưởng cao nên hiệu suất xử lý N và P trong nước thải sinh hoạt đến 80%. Với tảo bám dính lại có lợi ích hơn trong việc xử lý nước thải sinh hoạt vì chúng dễ thu hồi sinh khối với ít rủi ro nhưng mang tính ổn định, bền vững hơn.
Hiện nay tảo bám dính sống trong các bãi lọc ngầm khác nhau. Bãi lọc trồng cây được đánh giá là giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt thân thiện với môi trường, chi phí thấp và ổn định. Bãi lọc ngầm lại có khả năng ứng dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, có thể trồng cây hoặc không trồng cây, dòng chảy ngang hoặc dòng chảy đứng. Tảo bám sống tầng đáy thường ít sử dụng hơn trong việc ứng dụng xử lý nước thải vì cản trở độ đục so với các nhóm sinh trưởng trên các vật thể sống lơ lửng trong nguồn nước.
Vì thế để tăng hiệu suất xử lý tại các bể lọc, bãi ngầm này mà người ta thường bổ sung thêm tảo bám dính. Với nước thải giàu chất hữu cơ thì tảo bám dính loại bỏ P đến 59 – 78%. Ngoài thực vật, tảo bám dính cũng thích nghi với nhiều vật liệu khác nhau như sỏi, đá cuội, đất sét nung, hạt lọc nhựa, xơ dừa. Vậy tảo bám dính tự nhiên có thể xử lý nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt cao hay thấp thì hãy tìm hiểu thông tin bên dưới nhé!
Ứng dụng tảo tự nhiên trong xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi
Tập trung ứng dụng tảo xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi tại thời điểm phát sinh lượng nước thải lớn nhằm phân tích kết quả về hàm lượng VSV, kim loại nặng. Nước thải sinh hoạt thường có đặc tính hàm lượng amoni cao, tổng N và P cao, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, VSV. Với nước thải chăn nuôi bị ô nhiễm do chất hữu cơ, VSV, N, P, nồng độ pH thấp. Người ta tiến hành ứng dụng nghiên cứu khả năng xử lý của tảo bám dính tự nhiên bằng cách đo mật độ sinh trưởng của tảo với tần suất 3 ngày/lần.
Phần tảo tự nhiên tham gia thí nghiệm được lấy từ bề mặt lá sen, súng, bèo cái, cành cây, nhựa, giấy tráng nhựa và xốp trên các kênh, mương có tiếp nhận nước thải sinh hoạt và chăn nuôi.
Độ đục và chất độc hại thường ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý của tảo tự nhiên, mức độ sinh trưởng của tảo tại 2 nguồn thải khá khác nhau. Tảo chỉ phát triển ổn định trên đất sét nung, xơ dừa và hạt nhựa trong nước thải sinh hoạt, đối với nước thải chăn nuôi tảo có phần thích ứng nhanh hơn từ hạt nhựa, đất sét nung và xơ dừa. Các loại tảo tham gia xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi gồm Amphipleura, Cyclotrlla, Navicula, Nitzschía, Euglena, Closterium, Pediastrum, Ulothrix và Aphanothece.
Kết quả xử lý bằng tảo bám tự nhiên
Vi tảo sau khi phát triển một thời gian sẽ loại bỏ N và P, đặc biệt khử photphat và amoni đến 95%. Nhờ quá trình cung cấp oxy cho việc phân hủy hiếu khí màng sinh học mà các chất hữu cơ cũng được xử lý hoàn toàn. Ngoài ra, TSS cũng được loại bỏ cao hơn việc sử dụng các vật liệu lọc như sỏi, đá cuội, đất sét nung.
Tảo tham gia xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 3 ngày (nước thải sinh hoạt) và 5 ngày (nước thải chăn nuôi). Các thông số được xử lý gồm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất ô nhiễm đều đạt 65%, với N và P đạt 80% và photphat, amoni và coliform xấp xỉ 95%.
Chi tiết về các phương pháp, công nghệ xử lý môi trường xem tại website: https://moitruonghopnhat.com/