Tảo và rong biển giữ vai trò hấp thụ CO2
Đã kiểm duyệt nội dung
Khái niệm cacbon xanh là một trong những giải pháp xử lý môi trường đang được ưu tiên phát triển hàng đầu hiện nay, thường được hiểu có liên quan đến thực vật thông qua quá trình quang hợp với các môi trường sống như đáy biển, cỏ biển hoặc rừng ngập mặn.
Tuy nhiên tiềm năng của rong biển thường bị bỏ qua nhưng ít ai biết rằng chúng lại có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ hoàn toàn cacbon dioxide ra khỏi khí quyển.
Vai trò của rong biển
Trong khi lượng khí CO2 trong khí quyển ngày càng tăng gây ra hiện tượng tiêu cực lên trái đất thì rong biển được chứng minh có hiệu quả làm giảm khí CO2. Nó có khả năng hấp thụ CO2 trong không khí từ đó giúp hạn chế sự phát triển của khí nhà kính.
Khi nạn phá rừng không có dấu hiệu dừng lại sẽ đồng nghĩa với việc hàm lượng CO2 sẽ tăng lên đáng kể. Do đó mà người ta đã phát triển nhiều khu vực trồng rong biển với quy mô lớn, hoặc sự xuất hiện của tảo bẹ cùng các loài tảo lớn với vai trò lưu trữ cacbon. Các chức năng của rong biển:
- Ngăn chặn quá trình axit hóa đại dương, khử oxy cùng những vấn đề khác ảnh hưởng đến sự nóng lên của trái đất.
- Là giải pháp hữu hiệu để làm sạch các đại dương, cân bằng các giá trị đa dạng sinh học.
- Với tốc độ phát triển hàng chục lần so với các loài thực vật khác, rong biển hấp thụ và thu giữ hàng tấn CO2 mỗi năm nếu chúng được nhân rộng ở quy mô lớn.
- Không chỉ giúp trung hòa axit đại dương, rong biển trở thành nguồn thực phẩm dồi dào cho con người, duy trì điều kiện lý tưởng để nuôi trồng thủy sản và tăng cường sản xuất điện sinh học.
- Rong biển được sử dụng như chất bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, có thể thay thế phân bón.
Cô lập khí nhà kính
Khi nồng độ khí nhà kính tăng với tốc độ chưa từng thấy thì mọi người tập trung vào việc giảm lượng khí CO2 phát thải. Chúng ta cần chủ động loại bỏ và cô lập CO2 khỏi khí quyển để giảm những tác động tiêu cực và ngăn ngừa thảm họa khí hậu sẽ xảy ra trong tương lai.
Người ta thường cô lập CO2 bằng cách dùng phương pháp sinh học. Khi thực vật, cây cối quang hợp để phát triển thì CO2 sẽ chuyển hóa thành sinh khối. Mặc dù cây xanh được coi là nơi lưu trữ cacbon hiệu quả nhưng nó lại rất dễ bị tổn thương vì mất rừng hoặc suy thoái rừng sẽ giải phóng lượng lớn CO2 trở lại không khí.
Cho nên, chúng ta sẽ cần tập trung vào các giải pháp lâu dài hơn. Hiện nay, với sự nghiên cứu tỉ mỉ của khoa học họ đã phát hiện ra các hệ sinh thái ven biển có khả năng cô lập CO2 đáng kinh ngạc gấp 20 lần so với rừng trên đất liền. Những loài thực vật tham gia quá trình hấp thụ CO2 như rừng ngập mặn, cỏ biển, đặc biệt là rong biển.
Chúng sống trong môi trường giàu chất dinh dưỡng, khi chết đi thì lá, rễ và thân của chúng sẽ bị vùi dưới đất. Sau đó vì nồng độ oxy thấp nên nó sẽ bị chôn vùi dưới nước trong thời gian khá lâu trước khi phân hủy và giải phóng CO2.
Không giống như rừng ngập mặn hay cỏ biển, các loại tảo, rong biển thường phát triển gần bờ nên chúng thường xuất hiện ở biển sâu nên cacbon ít bị xáo trộn và quay trở lại không khí.
Giảm khí nhà kính trong chăn nuôi
Trong xử lý khí thải chăn nuôi, thì metan là thành phần khí độc hại chiếm hàm lượng lơn và thuộc một trong những khí nhà kính mạnh nhất. Phát thải metan xảy ra quá trình lên men của dạ cỏ của động vật nhai lại. Ước tính có khoảng ½ khí nhà kính phát thải trên toàn cầu do gia súc gây ra.
Và giải pháp để giảm khí metan được phát hiện gần đây là họ thêm tảo biển vào chế độ thức ăn của động vật. Điều này giúp giảm từ 45- 68% lượng khí metan sau một thời gian áp dụng công thức trên. Thời điểm giảm mạnh nhất ghi nhận khi bổ sung thêm nhiều thức ăn thô xanh.
Tảo có chức năng ức chế enzym sản xuất khí metan trong hệ tiêu hóa. Đây là loại tảo phát triển rất nhanh so với các loại cây trồng khác. Chúng có đặc trưng hấp thụ CO2 từ dưới đáy biển, cô lập và chôn vùi vĩnh viễn. Tảo sẽ được cung cấp cho nông dân để làm thức ăn chăn nuôi, giảm mức độ phát thải khí metan từ gia súc sau khi thu hoạch.