Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Thách Thức Đối Với An Ninh Nguồn Nước Ở Việt Nam


287 Lượt xem - Update nội dung: 08-05-2024 08:37

Đã kiểm duyệt nội dung

Những năm gần đây, an ninh nguồn nước đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là bài toán sống còn trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và sự suy kiệt nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng. Trong nội dung dưới đây, Môi trường Hợp Nhất chia sẻ một số thách thức đối với an ninh nguồn nước ở nước ta.

Thách thức đối với an ninh nguồn nước ở Việt Nam

1. Những thách thức đối với an ninh nguồn nước ở Việt Nam

Mặc dù là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc và lượng mưa trung bình lớn nhưng nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh nguồn nước như:

1.1. Nguồn nước mặt phụ thuộc vào nước ngoài

Nguồn nước mặt ở nước ta chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài với 71,7% diện tích lưu vực các sông ở bên ngoài lãnh thổ. Mỗi năm, các con sông, suối xuyên biên giới chảy vào nước ta khoảng 520 tỷ mét khối nước, chiếm 63% tổng  lượng nước mặt.

Chính vì vậy, các hoạt động phát triển tại khu vực thượng nguồn như đầu tư xây dựng các hồ thủy điện, công trình lưu giữ nước hoặc gia tăng nhu cầu sử dụng nước đều có tác động đến sự biến đổi của dòng chảy về nước ta và gây ảnh hưởng rất lớn đến vùng ĐBSCL. Nằm ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, Việt Nam không thể chủ động trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước này.

1.2. Sự phân bố không đồng đều của nguồn nước theo không gian và thời gian

Bên cạnh việc phụ thuộc nguồn nước mặt vào nước ngoài, nguồn tài nguyên nước ở nước ta phân bổ không đồng đều theo không gian và thời gian. Dòng chảy trên hệ thống các con sông bị suy giảm từ tháng 7 đến tháng 9 mùa khô, trong khi đó đây là thời điểm bà con nông dân có nhu cầu tưới tiêu rất lớn.

Hơn nữa phần lãnh thổ nước ta từ phía Bắc đến TP. HCM chiếm 80% dân số và 90% hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chỉ có gần 40% lượng nước của cả nước còn 60% lượng nước còn lại tập trung ở vùng ĐBSCL.

1.3. Chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), mực nước biển trung bình trên toàn cầu đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1900 và hiện tại vẫn không ngừng dâng cao. Theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m sẽ có khoảng  10,21% GDP, 7,14% diện tích đất nông nghiệp, 28,67% diện tích đất ngập nước, 10,74% diện tích đô thị ở khu vực ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng.

Theo Thống kê của Tổng cục thống kê, diện tích gieo trồng vụ hè thu năm 2020 giảm 64,5 nghìn héc-ta làm cho sản lượng giảm 205,4 nghìn tấn. Trong đó, riêng vùng ĐBSCL đã giảm tới 219,1 nghìn tấn so với năm 2019, nhờ năng suất cao ở các khu vực ít bị chịu thiệt hại bởi hạn hán, mặn xâm nhập nên kéo mức giảm chung của cả nước chỉ còn 205,4 nghìn tấn.

Xâm nhập mặn tại ĐBSCL ngày càng gay gắt, bất thường
Xâm nhập mặn tại ĐBSCL ngày càng gay gắt, bất thường (Ảnh VnExpress)

1.4. Việc khai thác và sử dụng nước kém hiệu quả gây lãng phí nước

Việc khai thác nước dưới đất quá mức gây suy giảm lưu lượng và chất lượng nước ngầm. Sự phát triển kinh tế, xã hội với các hoạt động đô thị hóa, hoạt động sản xuất đã làm gia tăng một lượng lớn nước thải vào nguồn nước và gây sức ép không nhỏ đến nguồn tài nguyên nước. Bên cạnh đó, các mô hình khai thác, sử dụng nước lạc hậu cũng gây lãng phí nguồn nước.

1.5. Khả năng tiếp cận nguồn nước khó khăn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và điều tiết nguồn nước nhưng khả năng tiếp cận nguồn nước sạch để đảm bảo an toàn cho sản xuất và sinh hoạt ở nước ta vẫn đối mặt với nhiều khó khăn đặc biệt là tại những nơi có điều kiện địa lý, kinh tế xã hội khó khăn.

1.6. Hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn sinh thủy không hiệu quả

Hiện nay chất lượng và diện tích rừng đầu nguồn ở nước ta bị suy giảm gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giữ nước tại các lưu vực sông. Thêm vào đó, việc trồng rừng bằng cây công nghiệp, cây bạch đàn, cây keo, cây cao su,… cũng không mang lại tác dụng trữ nước.

Đặc điểm của tài nguyên nước là được tái tạo theo thời gian và vòng tuần hoàn của nước là tự nhiên. Tuy nhiên dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số, các hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng không ít đến diện mạo môi trường tự nhiên và tác động nhất định đến quá trình tuần hoàn của nước.

Rừng cao su không có tác dụng giữ nước
Không phải loại rừng nào cũng có tác dụng giữ nước (Ảnh minh họa)

2. Lời kết

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Ở nước ta, mỗi năm có đến 9.000 trường hợp tử vong và 200.000 người mắc bệnh ung thư xuất phát từ nguyên nhân có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn. Vì vậy có thể thấy, nguồn nước ngọt giữ vai trò tối quan trọng đối với con người và được dự báo là một trong những nguồn tài nguyên khan hiếm trong tương lai gần.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768