Thách thức môi trường, kinh tế do Covid-19
Đã kiểm duyệt nội dung
Tăng trưởng bền vững, kinh tế tuần hoàn, phục hồi môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải cacbon trở thành những thách thức toàn cầu trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ.
Tác động của đại dịch Covid -19 đến kinh tế và môi trường là thế nào? Làm sao để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, kiểm soát tốt chỉ số chất lượng môi trường? Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới bạn đọc 2 vấn đề này ở phân tích dưới đây!
Thách thức toàn cầu do đại dịch Covid 19
Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và tạo ra những thách thức đối với môi trường. Điều này càng khiến các quốc gia trong nhóm G20 bắt đầu thực hiện các chính sách cacbon thấp, tăng trưởng xanh để phục hồi sau đại dịch. Các chiến lược quan trọng này giúp xây dựng tương lai chống lại biến đổi khí hậu và phát thải thấp với các nội dung quan trọng như:
- Sử dụng giải pháp tự nhiên, bảo vệ và phục hồi tài nguyên hướng đến cân bằng đa dạng sinh học cũng như tăng cường quản lý để ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa.
- Sử dụng hiệu quả nền kinh tế tuần hoàn tập trung mạnh vào các biện pháp bền vững như công nghiệp, giáo dục, đào tạo liên kết với nội dung đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
- Phát triển nguồn tài chính bền vững với nhu cầu tài chính để phục hồi hệ sinh thái.
- Các quốc gia G20 nỗ lực để ưu tiên các chính sách phát triển xanh, khí thải cacbon thấp phù hợp với nội dung phục hồi sau đại dịch.
- Triển khai những cam kết trong triển khai giải pháp đánh thuế cacbon, trợ cấp khuyến khích không phát thải, xóa bỏ khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt nhà máy nhiệt điện than.
Covid 19 và ô nhiễm không khí, nước
Nhiều thống kê cho thấy dịch covid-19 đã giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm không khí và nước. Mức phát thải CO2 toàn cầu giảm 17%, mức độ ô nhiễm nitric dioxide giảm từ 20 – 40%. Sự giảm thiểu này chủ yếu hướng đến việc giảm khí thải độc hại cacbon, bụi siêu mịn.
Nhiều chuyên gia ước tính khí thải toàn cầu đối với lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, vận tải biển, vận tải đường bộ và vận chuyển hành không. Việc hạn chế đi lại cũng như giảm hoạt động thương mại cũng giúp cải thiện chất lượng nguồn nước. Nhìn chung việc tiêu thụ ít nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ô nhiễm nước là hiện tượng phổ biến của các nước đang phát triển nơi chất thải sinh hoạt và công nghiệp xả thải mà không được xử lý. Việc cắt giảm các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ giúp giảm phát thải ô nhiễm.
Tuy nhiên, việc bùng phát dịch Covid-19 việc phát sinh chất thải y tế gia tăng trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Chất thải phát sinh từ bệnh viện (kim tiêm, ống tiêm, khẩu trang, găng tay, khăn giấy đã qua sử dụng) cần được quản lý để giảm thiểu lây nhiễm là vấn đề quan tâm trên toàn cầu.
Đồng thời một lượng lớn chất khử trùng được sử dụng trên quy mô lớn để tiêu diệt virut SARS-CoV-2. Việc sử dụng rộng rãi chất khử trùng như vậy có thể giết chết nhiều loại VSV có lợi, có thể tạo ra sự mất cân bằng hệ sinh thái. Vì thế các biện pháp bổ sung trong xử lý nước thải cần thiết đối với nước thải đô thị và công nghiệp.
Những chiến lược môi trường bền vững
- Công nghiệp hóa bền vững hướng đến giải pháp sử dụng ít năng lượng, loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và công nghệ sạch hơn.
- Tập trung phát triển lĩnh vực giao thông xanh để giảm khí thải, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.
- Sử dụng năng lượng tái tạo: giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Cần tập trung vào năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, thủy điện, địa nhiệt và sinh khối nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng.
- Xử lý và tái sử dụng nước thải để kiểm soát các nguồn ô nhiễm. Đề xuất biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình, nước thải công nghiệp.
- Tái chế và tái sử dụng chất thải nhằm giảm gánh nặng chất thải. Điều này giữ vai trò quan trọng để phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong quá trình sản xuất, giảm sử dụng nguyên liệu thô và phát sinh chất thải.
- Phục hồi sinh thái để phát triển du lịch sinh thái sau một thời gian dài đóng cửa, tập trung vào bảo tồn văn hóa, đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, việc đáp ứng các mục tiêu môi trường bền vững và bảo vệ tài nguyên trở thành nhiệm vụ cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng nhiều chiến lược phát triển gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững, hiệu quả hơn.