Thách thức và khó khăn trong XLNT chăn nuôi
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong những năm gần đây, khu vực nông thôn không ngừng đổi mới ngành nông nghiệp và chăn nuôi với mức tăng trưởng kinh tế khá cao. Theo ghi nhận, tốc độ tăng trưởng ở đây không ngừng tăng đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng ấy lại làm nảy sinh nhiều lo ngại với môi trường, đặc biệt những vấn đề liên quan đến các trang trại chăn nuôi hoặc hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tự phát. Và công tác xử lý nước thải chăn nuôi vẫn chưa được chú trọng.
Việt Nam đối mặt với những thách thức từ ngành chăn nuôi?
Mỗi năm, các trang trại chăn nuôi thải ra môi trường hơn 80 triệu chất thải rắn, hàng chục tỷ m3 nước nước thải và hàng triệu tấn khí thải. Mặc dù các trang trại chăn nuôi ứng dụng nhiều giải pháp xử lý môi trường như xây dựng công trình xử lý sinh học bằng các hầm/bể biogas nhưng ô nhiễm nước và không khí vẫn ngày càng gia tăng.
Trước tình hình này, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ Việt Nam xử lý chất thải chăn nuôi. Do đó mà Việt Nam áp dụng nhiều chính sách và công nghệ trong quản lý chất thải một cách hiệu quả. Trong đó có Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp cacbon thấp (LCASP) phát triển các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi đối với các trang trại có quy mô vừa và lớn.
Các giải pháp này bao gồm việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, áp dụng sản xuất phân bón hữu cơ hoặc tạo ra nguồn khí sinh học cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt của con người.
Đại diện của LCASP cho biết dự án hợp tác lần này nhận được sự hưởng ứng và tham gia của các hộ nông dân trong việc xây dựng bể chứa khí sinh học với quy mô khác nhau. Với mục đích hạn chế phát sinh chất thải đóng góp to lớn vào công tác BVMT, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và việc sử dụng khí sinh học giúp giảm ô nhiễm do sử dụng khí đốt và than đá. LCASP cũng đang tiến hành nghiên cứu các công nghệ khác như máy tạo khí sinh học, máy tách phân bón hoặc cải tiến máy sản xuất phân bón hữu cơ.
Trong những năm qua, Dự án LCASP hỗ trợ xây dựng hơn 50.000 công trình cùng 19 dự án khác nhau. Cùng điểm qua các công trình nổi bật tại hệ thống nhà máy khí sinh học của LCASP:
- Xây dựng hố/vòi khử trùng khi vào và ra các cơ sở chăn nuôi giúp hạn chế nhiễm trùng đáng kể.
- Hệ thống thu gom chất thải.
- Hệ thống thu gom và phân loại chất thải rắn để sản xuất phân bón hữu cơ.
- Hồ chứa hoặc bể lắng.
- Bể lọc xử lý nước thải từ bể sinh học.
- Thiết bị dẫn và thu khí sinh học.
Thu hút đầu tư vào công tác BVMT trong chăn nuôi
Ngoài dự án LCASP, Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều chương trình và dự án hợp tác quốc tế mang lại hiệu quả xử lý nước thải cao. Công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường trong ngành chăn nuôi ngày càng được chú trọng. Nhưng phạm vi của các dự án này vẫn còn nhiều hạn chế trong khi ngành chăn nuôi của nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Theo các chuyên giam, để Việt Nam đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính rất cần sự giúp đỡ từ các tổ chức thế giới. Mục tiêu đến năm 2030 phải xây dựng từ 300.000 – 500.000 nhà máy xử lý chất thải bằng phương pháp khí sinh học quy mô nhỏ.
Đặc biệt, nếu Việt Nam nhận được sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển như Đan Mạch, Hà Lan góp phần giải quyết một lượng lớn chất thải rắn làm phân bón hữu cơ cung ứng cho ngành nông nghiệp. Được biết, ngành chăn nuôi phát sinh lượng lớn chất thải vì thế việc chuyển đổi chất thải thành năng lượng sinh học và phân bón hữu cơ sẽ tạo ra nguồn kinh tế đáng kể.
Và để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường ngành chăn nuôi, các địa phương nên khuyến khích hộ chăn nuôi tham gia BVMT. Cần báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý về các khu vực bị ô nhiễm và nguy cơ gây ô nhiễm để đưa ra các biện pháp xử lý môi trường dứt điểm các vấn đề góp phần giảm thiểu gánh nặng về môi trường trong tương lai.